| Hotline: 0983.970.780

Cá mập có thể ngửi thấy mùi máu người cách xa một dặm?

Thứ Tư 05/09/2018 , 07:01 (GMT+7)

Trong thế giới hiện đại, vẫn  có những đồn đoán thổi phồng, khiến cho điều vô lý trở thành có lý. Chẳng hạn, cá mập có thể ngửi thấy mùi máu người cách xa một dặm.

Thực hư ra sao, trang tin giải trí Ripleys.com (RC) của Mỹ vừa cập nhật những thông tin mới dựa trên các nghiên cứu khoa học.

Tuy có khứu giác siêu nhạy nhưng cá mập không thể đánh hơi thấy mùi máu ở cách xa 1 dặm

Theo RC, tỷ lệ người bị cá mập tấn công là 1/3,7 triệu người, nhưng nhiều người đi biển hay tắm biển đều rất sợ loài cá này. Từ đó, mới có những huyền thoại “giả như thật”. Chẳng hạn như cá mập có khả năng ngửi thấy mùi giọt máu cách xa 1 dặm (1,6km). Thực tế,  cá mập là động vật có cơ quan cảm nhận mùi vị siêu hạng nhưng tuyên bố nói trên là quá phóng đại. Một số loài cá mập có thể xác định máu cách xa một phần tư dặm (khoảng 400m) , nhưng mùi máu không đến ngay lập tức để  chúng tấn công con mồi được ngay mà cần phải có thời gian nhất định.

Cá mập có cảm giác mùi vị hay hệ thống khứu giác cao hơn hàng trăm lần so với con người. Lỗ mũi của chúng nằm dưới mõm, chỉ được dùng để ngửi chứ không phải dùng để thở. Chúng có khả năng phát hiện một lượng nhỏ các hợp chất khác nhau trong nước.

Chẳng hạn như cá mập chanh (lemon shark) có thể phát hiện một mùi máu trong một hồ bơi lớn hoặc một chất tương tự cách xa chúng vài trăm mét. Cá mập chanh (tên khoa học Negaprion brevirostris) là thành viên của họ Carcharhinidae, dài tới 3 m, sống nhiều  ở vùng biển nông cận nhiệt đới. Chúng thường dùng thụ quan điện (electroreceptor) để tìm mồi.

Cá mập chanh

Nhưng một con cá mập ở cách xa một phần tư dặm sẽ không ngửi thấy mùi máu để tìm đến tấn công. Việc tiếp cận mùi máu của cá mập còn tùy thuộc vào dòng nước, và phải mất một thời gian mùi máu mới đến được lỗ mũi của cá mập. Chuyển động của đại dương mang các phân tử mùi máu cùng với nó, do đó, dòng nước chuyển động càng nhanh thì cá đánh hơi thấy mùi máu càng nhanh lẹ. Nếu chẳng may chảy máy khi ở dưới biển thì vẫn có một khoảng thời gian để xử lý trước khi cá mập có mặt.

Theo tiến sĩ Steve Kajiura ở Phòng nghiên cứu thí nghiệm cá mập Đại học Atlantic Florida (Mỹ), cá mập thực sự không thích thịt người và thường không quan tâm đến chất dịch cơ thể con người tiết ra, kể cả một giọt máu. Nhưng chúng lại đặc biệt quan tâm đến những gì mà chúng thích, như các loại cá có xương, nhuyễn thể và động vật giáp xác. Đôi khi còn ăn cả chim biển hoặc một con cá mập nhỏ, còn con người không có trong thực đơn của loài cá này.

Theo National Geographic, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể thư giãn tắm biển. Tối đa, một phụ nữ có thể tiết ra 80 ml máu (khoảng 6 muỗng canh) và không phải bài tiết cùng một lúc. Hơn nữa, phụ nữ cũng không phải là đối tượng tấn công của cá mập bởi theo thống kê, 93% vụ tấn công của cá mập trên toàn thế giới từ năm 1580 đến năm 2010 là đàn ông. Trung bình, 10 người thiệt mạng mỗi năm vì các cuộc tấn công cá mập là do vô ý, nhận dạng sai lầm loài cá này.

Khi tắm biển nếu máu chảy cần lên bờ để tránh bị cá mập tấn công, nhất là ở những vùng biển lạ

(Theo Ripleys.com - 8/2018)

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Xây dựng dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa

Ngày 22/4, Cục Trồng trọt phối hợp cùng IRRI tổ chức hội thảo tham vấn, đánh giá và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số phục vụ quản lý sản xuất lúa hiệu quả.