| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau khôi phục rừng phòng hộ

Thứ Năm 25/10/2012 , 10:06 (GMT+7)

Bên cạnh việc tích cực xây dựng các loại kè bảo vệ đê biển thì ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang khẩn trương trồng lại rừng phòng hộ ven biển.

 * 5 năm, mất gần 2.000 ha rừng

Hiện tượng sạt lở bờ biển tại Cà Mau đang diễn ra rất nhanh, sóng biển đã “nuốt chuẩn” nhiều cánh rừng phòng hộ ở tuyến đê biển Tây và biển Đông. Sạt lở làm diện tích rừng phòng hộ ven biển bị thu hẹp dần, có nơi đai rừng đã biến mất, ẩn họa khôn lường.

Bên cạnh việc tích cực xây dựng các loại kè bảo vệ đê biển thì ngành chức năng tỉnh này đang khẩn trương trồng lại rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên việc khôi phục ở thời điểm này gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn kinh phí.

Theo kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng đến ngày 31/12/2011, diện tích rừng phòng hộ ở Cà Mau là 27.205 ha, trong đó diện tích có rừng là 27.005 ha, chưa có rừng là 200 ha.

Ông Nguyễn Như Độ, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau cho biết, hiện tượng sạt lở đang diễn ra rất mạnh và có khuynh hướng tăng dần theo từng năm. Ở khu vực rừng ven biển Đông gồm Đầm Dơi, Kiến Vàng, Tam Giang I, Nhưng Miên và Đất Mũi  có đoạn sạt lở sâu vào đất liền từ 30 - 40 m. Khu vực biển Tây gồm  Năm Căn, Sào Lưới và biển Tây, rừng phòng hộ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, có nơi không còn. Theo thống kê của các đơn vị quản lý rừng thì diện tích rừng phòng hộ ven biển bị mất do sạt lở từ năm 2006 - 2011 khoảng 1.848 ha.

Ngoài ra, do tác động của con người như việc nuôi tôm dưới tán rừng cũng phần nào làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn. Việc đào đắp, bao ví để nuôi tôm làm thay đổi điều kiện tự nhiên làm hạn chế việc sinh trưởng và phát triển rừng...


Khẩn trương khôi phục rừng phòng hộ là việc làm cấp bách

Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Thức, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau nhận định, rừng phòng hộ ven biển ở Cà Mau thuộc loại rừng chắn sóng, lấn biển; có chức năng hết sức quan trọng như ngăn ngừa, làm giảm xói lở và bảo vệ đất; giảm tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước… Việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển đem lại hiệu quả rất cao và đa dạng thể hiện qua những tác dụng to lớn của rừng ngập mặn.

Theo ông Thức, trước đây rừng phòng hộ ven biển có nhiều khu vực bồi lắng phù sa như khu vực bãi bồi mũi Cà Mau (Ngọc Hiển), Mỹ Bình (Phú Tân), Khánh Hội (U Minh)… Nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên nhiều dải rừng đã không còn. Do đó, việc khôi phục rừng phòng hộ là việc làm hết sức cấp bách.

Trên tinh thần đó, tỉnh đã quan tâm đầu tư trồng mới hàng trăm héc ta rừng ven biển. Chỉ tính trong vòng 3 năm, từ 2006 - 2009 có gần 1.500 ha rừng phòng hộ được phục hồi (năm 2009 trồng mới được 731 ha, năm 2010 trồng 579 ha và 2011 trồng mới 98 ha). Để tiến hành trồng lại, tỉnh chỉ đạo Ban Quản lý rừng phòng hộ Đầm Dơi, Tam Giang, Kiến Vàng… khẩn trương khảo sát thiết kế lên phương án cụ thể.

Ông Nguyễn Như Độ, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Cà Mau cho biết thêm, trong năm 2012, tỉnh tiến hành trồng mới 700 ha rừng phòng hộ ven biển. Một tín hiệu đáng mừng là cây rừng được trồng, được chăm sóc và phát triển rất tốt. Tuy nhiên việc khôi phục và trồng mới rừng trong thời gian tới cũng vấp phải nhiều khó khăn. Mặt bằng trồng rừng manh mún, phân tán gây khó khăn cho việc thiết kế, thi công và kiểm tra công tác trồng rừng.

Ông Trần Văn Thức khẳng định: Thiếu vốn là vấn đề quan trọng nhất trong việc trồng mới rừng phòng hộ hiện nay. Ông Thức phân tích: Để trồng mới rừng phải trải qua nhiều công đoạn như: Khảo sát thiết kế, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư, kinh phí, khảo sát ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô trồng rừng tại thực địa… Đối với mặt bằng có sẵn thì rất thuận tiện chỉ cần thu mua trái giống rồi đem trồng. Còn đối với những nơi đất bờ cao, đất trũng sâu cần phải đưa cơ giới vào san bờ, lấp kinh, kê líp để tạo mặt bằng.

Đây là công đoạn vô cùng tốn kém tiền của. Chính vì thế với sức đầu tư hỗ trợ trồng rừng của ngân sách nhà nước hiện tại còn thấp, không đủ để trồng mới rừng, làm chậm tiến độ trồng rừng (bình quân 12 triệu đ/ha). Trong khi đó, mặt bằng trồng rừng phổ biến tại Cà Mau là mương sâu, bờ cao do các hộ dân đào đắp trong quá trình nuôi tôm trước đây, không phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng ngập mặn. Để tạo mặt bằng phù hợp, cần phải san lấp mặt bằng và đầu tư trồng rừng với chi phí đầu tư trên 18 triệu đ/ha.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất