| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Lại sạt lở trong đêm, người dân bất an

Chủ Nhật 17/06/2018 , 15:05 (GMT+7)

 Rạng sáng ngày 16/6, tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, đã xảy ra một vụ sạt lở, làm 6 căn nhà bị đổ sụp xuống sông. Trước đó, cũng xảy ra 2 vụ sạt lở khiến người dân hết sức lo lắng.

07-59-10_hien_truong_vu_st_lo_xy_r_ti_x_dt_mui_huyen_ngoc_hien_hom_126_vu_qu
Hiện trường vụ sạt lở xảy ra tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển vừa qua

Theo thông tin ban đầu, lúc 1 giờ sáng, tại khu vực khóm 8, thị trấn Năm Căn đã xảy ra vụ sạt lở đất, làm sụp 6 căn nhà của người dân, thiệt hại ước tính khoảng 800 triệu đồng.

Theo các hộ dân, nhiều ngày trước đó, họ đã phát hiện vết rạn nứt quanh khu vực này. “Nhận thấy, nguy cơ xảy ra sạt lở cao, chúng tôi đã báo cáo địa phương. Đồng thời, bà con chủ động di dời người già, trẻ nhỏ và tài sản có giá trị, đến khu vực an toàn, nên vụ sạt lở không gây thương vong về người”, một người dân cho biết.

Tiếp nhận tin báo, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường giúp người dân tìm kiếm đồ đạc, tài sản và tháo dỡ những thiết bị còn sử dụng được trên các căn nhà để khắc phục hậu quả do sạt lở gây ra. Được biết, đoạn xảy ra sạt lở dài khoảng 30m và sâu khoảng 6 – 8m.

 Ngay khi sạt lở xảy ra, UBND huyện Năm Căn và thị trấn Năm Căn đã đến động viên, thăm hỏi và hỗ trợ ban đầu cho các hộ.

 Trước đó trong đêm 15/6, trên địa bàn ấp Khai Long, xã Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) cũng đã xảy ra một vụ sạt lở đất làm 1 căn nhà của người dân bị nhấn chìm, thiệt hại ước tính trên 75 triệu đồng.

 “Hiện tại ấp Lạch Vàm tiếp tục xuất hiện thêm nhiều vết nứt, nguy cơ khiến nhiều nhà dân bị đổ sập. Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng chuyên môn xuống địa bàn để di dời người, đồ đạc, tài sản có giá trị của các hộ trong khu vực này đến nơi an toàn”, ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi cho biết.

 Cách đây 1 tuần, khoảng 23 giờ, ngày 12/6, tại ấp Lạch Vàm, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, cũng đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng, làm 3 căn nhà của các hộ bị nhấn chìm dưới lòng sông, gồm hộ ông Trần Văn Bền, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Phú Xuyên chuyên kinh doanh mặt hàng điện máy và tiêu dùng. Ước tính thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.

 Hiện đang bước vào mùa mưa bão, tình hình sạt lở tại các khu vực ven sông, ven biển – những nơi có nền đất yếu của tỉnh Cà Mau đang diễn biến phức tạp, bất thường. Đặc biệt, các vụ sạt lở đều xảy ra vào ban đêm.  Vì vậy, để bảo đảm tính mạng và tài sản tại các khu vực trọng yếu, nguy cơ xảy ra sạt lở cao, chính quyền địa phương cần di dời dân vào khu vực an toàn. Nghiêm cấm các hoạt động dựng, cất chòi tạm tại các khu vực ven sông, cửa biển để sinh sống và hoạt động khai thác thủy, hải sản gần bờ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm