| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Một học sinh bị thầy giáo đánh tàn nhẫn

Thứ Tư 24/11/2010 , 08:52 (GMT+7)

Không thuộc 6/8 động tác thể dục, em Linh bị đánh 24 roi. Cho tới giờ đã gần nửa tháng, nhưng em vẫn còn bị ám ảnh.

Phạm Hoàng Lộc (đầu tiên từ phải sang) vẫn còn ngơ ngác khi kể lại những trận đòn của thầy Nghị

Cho đến ngày hôm nay 23/11, như vậy là gần nửa tháng sau ngày bị thầy giáo đánh (ngày 9/11). Em Mạc Quang Linh, ở ấp Bà Bèo, xã Lương Thế Trân (huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau) là học sinh lớp 4, trường Tiểu học Lương Thế Trân (cụm trường Cái Nhum) vẫn không dám gặp người lạ mặt.

Sáng ngày 23/11 chúng tôi tìm đến nhà cháu Linh được chị Lê Thị Thu- mẹ ruột của cháu Linh, rớt nước mắt nói với chúng tôi: “Con tôi bị đánh mấy chục roi, đau lắm mà đâu dám nói, vì sợ bị rầy. Tôi tắm cho cháu mới thấy lưng bầm ngang, bầm dọc.”

Sau một hồi được trấn an cháu Mạc Quang Linh với đôi mắt đỏ hoe kể lại: hôm đó (ngày 9/11), vào giờ học thể dục của thầy Châu Thanh Nghị, cháu không thuộc 6/8 động tác của thầy dạy. Thầy Nghị kêu bạn Tú (một học sinh cùng lớp cháu Linh) đánh cháu 24 roi. Rồi bạn Sĩ xung phong xin đánh tiếp.

Được biết, trong gia đình chị Thu cháu Mạc Quang Linh là con trai út nên được gia đình rất thương. Kể từ ngày bị đánh cho đến nay, cháu Mạc Quang Linh lén lút ở trong buồng không giám gặp mặt người lạ. Ban đêm cháu hay nằm gặp ác mộng, khóc la in ỏi. Chị Thu nói trong nước mắt.

Theo tìm hiểu của chúng tôi không chỉ riêng cháu Linh bị thầy Nghị hành hạ, mà còn nhiều học sinh khác đã từng bị thầy Nghị áp dụng phương pháp tra tấn mỗi khi không thuộc bài trong tiết học thầy dạy (Mỹ Thuật và Thể Dục). Bà Bùi Thị Tươi, 63 tuổi, ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân (Cái Nước) có 2 đứa cháu nội, ngoại cùng bị đánh vì không thuộc động tác thể dục. Bà Tươi đến thưa gởi với lãnh đạo Điểm trường Cái Nhum, bị thầy Nghị mắng cho một trận và móc điện thoại ra thách bà Tươi gọi cho công an!

Cháu Phạm Hoàng Lộc, 10 tuổi, học sinh lớp 3, kể: Thầy giáo Châu Thanh Nghị cho học bài thể dục có 8 động tác nhưng con chỉ tập được một động tác. Thầy qui định không thuộc một động tác bị đánh 8 roi nhưng sau đó thầy thầy giảm lại còn 4 roi. Bạn Ngô Tuyết Kha đánh được 29 roi, thầy kêu dừng, thầy đánh tiếp 3 roi!”

Con gái bà Tươi là Phạm Thu Tâm, cùng ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân bức xúc: “Con tôi là Võ Trường An, học lớp 3 cũng bị thấy Nghị đánh, cho học sinh đánh vì không thuộc 7 động tác. Cháu Bùi Thị Huyền Trâm ở xóm trên, học cùng lớp, đánh 27 roi, thầy Nghị đánh một roi cho đủ!”. Chị Tâm tức tưởi nói. 

Trao đổi với chúng tôi bà Hồ Mỹ Hoa- nhóm trưởng điểm trường Cái Nhum trình bày: Ngày 9-11, bà Bùi Thị Tươi có đến gặp tui để yêu cầu được làm rỏ việc cháu bà bị đánh. Tại đây, thầy Nghị có lời quan tiếng lại với bà Tươi, tui không giải quyết được, nên đã báo cáo lên Ban giám hiện Trường tiểu học Lương Thế Trân.

Là thầy giáo trẻ mới về trường nên để thị uy với học sinh, thầy Châu Thanh Nghị qui định với các lớp là em nào không tập được động tác thể dục thì bị đánh 8 cây nhưng sau đó bớt xuống còn 4 cây. Học sinh nam không thuộc bài cho học sinh nữ đánh và ngược lại.”

Thầy giáo Phạm Văn Cao, giáo viên chủ nhiệm lớp 2, ở cạnh điểm trường Cái Nhum, cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn không biết thầy giáo Châu Thanh Nghị đánh học sinh, cho học sinh đánh học sinh vì các tiết học Mỹ thuật và thể dục, thường dạy 2 tiết cuối.

Cô giáo Đoàn Thị Thiểm, giáo viên chủ nhiệm có nhiều học sinh bị đánh cũng không hay vì khi các em bị đánh xong là tan học. Mới đây, 2 học sinh lớp 5 là Trương Thành Đạt và Văn Hoàng Phúc cũng bị đánh vì quên hộp màu tiết học Mỹ thuật của thầy Châu Thanh Nghị.

Chiều cùng ngày thầy Nguyễn Hoài Hiệp, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lương Thế Trân xác nhận thông tin thầy Nghị đánh học sinh là có thật. Hiện chúng tôi đã lập biên bản gởi về phòng giáo dục huyện Cái Nước chờ điều tra xử lý. Còn về phía nhà trường thì đã cho thầy Nghị làm bản kiểm điểm. Thầy Hiệp cho biết.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm