| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Mực nước biển Tây dâng cao kỷ lục, đe dọa cuộc sống hàng ngàn hộ dân

Chủ Nhật 04/08/2019 , 09:49 (GMT+7)

Mưa lớn kèm theo gió to, sóng lớn đánh liên tục vào đê biển gây sạt lở tuyến đê phòng hộ, ngàn hàng hộ dân bị ảnh hưởng.

Thủy triều dâng cao kỷ lục cuộc sống của nhiều hộ dân thị trấn Sông Đốc (H. Trần Văn Thời) bị ảnh hưởng

Chiều 3/8, tại tuyến đê phòng hộ ven biển thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), mưa lớn kèm theo to, sóng lớn đánh liên tục vào đê biển gây sạt lở thân đê phòng hộ.  Thủy triều dâng cao, làm cho mực nước lên cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng ngọt hóa. Có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất của hàng ngàn hộ dân đang sinh sống trong đê.

Tuyến đê phòng hộ thuộc xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời.

Theo người dân địa phương, mưa lớn kèm theo gió to bắt đầu từ đầu giờ chiều nay. Sóng lớn theo đó đánh trực tiếp vào chân đê, gây sạt lở đê. Đặc biệt, từ khoảng 15 giờ, mực nước dâng cao, tràn qua mặt đê phòng hộ vào vùng ngọt bà con đang canh tác lúa.

Ông Lê Phong, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, sóng lớn vẫn còn đánh mạnh vào đê. Hiện trạng một phần thân đê đã bị sạt lở nghiêm trọng, với chiều dài khoảng 300 mét, nguy cơ vỡ đê là rất cao.

Thủy triều dâng cao, làm cho mực nước lên cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng ngọt hóa.

Nước mặn có tràn qua mặt đê, vào vùng ngọt nhưng đánh giá bước đầu là chưa thể gây thiệt hại cho sản xuất bên trong. Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành đưa đất vào bao để khắc phục. Tình hình rất nguy cấp, anh em đang nỗ lực ứng phó”, chờ nước xuống sẽ xả cống co nước chảy ra.

Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, thủy triều dâng cao đột biến, tràn qua kè chắn sóng. Từ trước tới nay, tại địa phương chưa từng ghi nhận thủy triều dâng cao, kèm theo sóng lớn như vậy. Các lực lượng liên quan đã có mặt tại hiện trường nhưng sóng quá lớn, anh em không thể tiếp cận khắc phục vị trí sạt lở.

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn vẫn đang tiếp tục được huy động đến hiện trường. Giải pháp trước mắt là đưa đất vào bao, gia cố mặt đê để ngăn nước mặn tràn vào vùng ngọt, ảnh hưởng lúa của người dân bên trong.

Cuộc sống sản xuất của hàng ngàn hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng chi cục Thủy lợi Cà Mau cho biết: Triều cường dâng cao ở mức kỷ lục, nước mặn đã tràn qua đê, xâm lấn vào vùng ngọt hóa (độ mặn khoảng 1/1.000 chảy dài hơn 100m). “Lực lượng hộ đê và các lực lượng phối hợp khoảng 200 người canh trực 24/24 để phòng ngừa vỡ đê biển Tây”, ông Hoai nói.

Khu vực cửa biển huyện Trần Văn Thời.

Được biết, tuyến đê phòng hộ ven biển Tây của tỉnh Cà Mau có vai trò ngăn mặn, bảo vệ sản xuất hệ sinh thái ngọt cho trực tiếp 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Nếu việc vỡ đê xảy ra, nguy cơ sẽ gây thiệt hại cho hàng chục ngàn ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng bên trong đê. Đặc biệt, cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân sống trong đê cũng bị ảnh hưởng.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất