| Hotline: 0983.970.780

Cả một thế hệ đánh vật với chuyện ăn, cộng đói thể thao thì cao sao được!

Thứ Năm 18/08/2016 , 13:10 (GMT+7)

Cơm không đủ ăn nên rau má, rau muống, rau khúc già cứ phơi tái, ghế vào mà độn, miễn sao có thứ cho cái dạ dày co bóp. Đói chất, đói lượng thành đói triền miên. Trong những ngày tháng cơ cực ấy, đứa em của anh Xô đi lấy rau má trượt chân xuống mương tí nữa thì xanh cỏ...

Đánh vật với chuyện ăn

Chứng kiến cảnh anh Vũ Văn Xô, Phó Chủ tịch xã Diên Hồng (huyện Thanh Miện, Hải Dương) ngồi dỗ đứa cháu nội ăn ai cũng phì cười. Xểnh mắt ra cái là cứ ăn xong một miếng nó lại chạy tót vào trong buồng nhè ra. Xểnh mắt ra cái là nó lừa ông uống sữa bằng cách cắn chặt đầu ống hút, mút phồng mồm lên rồi vứt đi nhưng thực ra kiểm tra hộp sữa vẫn còn hơn một nửa.

Cả hai bên nội ngoại đều là con đầu, cháu sớm nên rất chăm. Mọi thứ ngon đều dồn vào cho nó từ gà, chim câu, lươn, chạch, ốc, ếch đến các loại sữa nội, sữa ngoại nhưng đứa bé 3 tuổi vẫn chỉ nặng độ 11-12 kg. Còi bởi thiếu ăn đã đành đằng này lại còi vì thừa ăn thì thật phi lý.

Chỉ số phát triển chiều cao tưởng tăng dần đều theo năm tháng nhưng có những gấp khúc do hoạn nạn của dân tộc. Điều đó ứng vào gia đình của anh Xô với 10 anh em gồm 6 trai, 4 gái. Loạt những người đồng trang lứa với anh (1964-1968) là thấp bé nhất. Năm 16 tuổi, anh đi bộ đội chỉ cao 1m53, nặng đúng 39 kg.

“Lứa của chúng tôi đói do đang vào tuổi ăn, tuổi lớn thì cả dân tộc phải dồn sức cho cuộc chiến thống nhất đất nước. Có bao gạo, cân thịt nào đều ưu tiên ra chiến trường”, anh Xô tâm sự.

Cơm không đủ ăn nên rau má, rau muống, rau khúc già cứ phơi tái, ghế vào mà độn, miễn sao có thứ cho cái dạ dày co bóp. Đói chất, đói lượng thành đói triền miên. Trong những ngày tháng cơ cực ấy, đứa em của anh Xô đi lấy rau má trượt chân xuống mương tí nữa thì xanh cỏ. Trong những ngày tháng cơ cực ấy, từng đoàn người đứng nhẫn nại xếp hàng cả ngày trước cửa hàng lương thực để mua được 2 cái bánh mì chua loét khi vo lại nhỏ chỉ như cái lưỡi mèo.

Mỗi bữa cơm gần chục miệng ăn nhưng chỉ có 1 bò gạo nên mấy anh em ưu tiên dành cho chú út. Anh Xô sau khi đi bộ đội về lớn thêm được tí chút thành ra cao 1m63, người em kế đói hơn nên cao chỉ 1m50 còn người em út khá hơn nên cao 1m65.

Năm 1988 khi vợ anh Xô đẻ đứa đầu thì cơn đói mấy chục năm, vắt qua mấy thế hệ của cả gia đình anh nói riêng và cả dân tộc mới thực sự chấm dứt: “Thế hệ tôi ngày xưa toàn ăn độn, đến quả chuối bố đi đình đám lấy phần về cũng xắt ra chia 5, chia 6. Nếu so với con trai, chúng sướng gấp 100 lần còn nếu so với cháu chúng sướng gấp 150 lần tôi. Ngày ấy tôi chỉ có một bộ quần áo để đi học giờ chúng mặc 2-3 tháng vẫn chưa hết lượt.

Bát cơm đầy thịt cá chẳng chịu ăn, sữa thừa lắm lúc bỏ đi đến 2/3 hộp. Thấy cháu thích mèo tôi mới tải trò chơi có hình con mèo về điện thoại để dử nhưng nó chỉ ăn được 2, 3 miếng rồi thôi. Chắc là do chăm không đúng cách, hay cho bim bim, bánh kẹo nên hầu như nó không bao giờ có cảm giác đói nữa”.

 

Những thanh niên hoi

Những đứa trẻ còi cọc đứng chật trong các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học. Những thanh niên còi cọc đứng chật trong các tổ hợp công nghiệp khổng lồ. Những sinh viên còi cọc chiếm một lượng đông đảo trong khoảng 35.000 sinh viên của Học viện Nông nghiệp - nơi phần đa là con em nông dân.

17-13-28_dsc_5290
Các cô giáo ở một trường mầm non xếp hàng theo độ tuổi từ phải sang trái

 

Vũ Diệu Trinh quê ở xã Diên Hồng cũng là một trong 35.000 sinh viên ấy. Em sinh năm 1997, cao 1m52, nặng 44 kg. Cùng lứa của em có Vũ Thị Kiều, Vũ Thị Thảo… đều là những người rất nhỏ.

Trong khoảng 30 trai làng Quang Trung xã Diên Hồng cùng lứa sinh 1992 thì Nguyễn Văn Khiết là người nhỏ nhất, em cao 1m60, nặng 52 kg. Khiết nhỏ đến mức làm nghề sửa xe khi vặn ốc trục sau nhiều lúc đu cả người lên cũng không thể ra được. Nhưng em không phải là trường hợp ngoại lệ khi đi lính năm 2012 cùng với 4 người đồng hương đều nhỏ bé ngang nhau nên mấy bà khám tuyển cứ bô bô gọi : “Năm con chích chòe của Diên Hồng”.

Cùng một doi đất với Diên Hồng nhưng dân xã Nhật Quang (huyện Phù Cừ, Hưng Yên) lại có ngoại hình nhỏ hơn hẳn vùng khác dù kinh tế rất khá. Chính anh Thắng, trưởng thôn Nhật Lệ của xã này cũng phải công nhận với tôi điều bởi anh dù chỉ cao 1m70 cũng đã thuộc vào loại hiếm. Thôn có 713 hộ, trên 2.400 khẩu, thanh niên chiếm khoảng 1/3.

Anh Thắng ước: Con trai dưới 1m65 khoảng 30%, từ 1m65 đến dưới 1m70 khoảng 50%. Cao nhất trong làng có 2 người trên dưới 1m80 trong đó một thanh niên Nguyễn Văn Lãm và một trung niên Phạm Văn Lanh (tức chỉ 2 người đạt ở mức trung bình của thế giới/2400 người). Về nữ khoảng 20-30% dưới 1m55, từ 1m55-1m6 khoảng 50%. Về cân nặng, tỷ lệ nam giới 55kg trở xuống chiếm khoảng 60-70%.

Tôi tạm đưa ra mấy nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chiều cao gồm gene, dinh dưỡng và chế độ rèn luyện thì trưởng thôn Thắng bảo ngay: Chắc là do thiếu rèn luyện anh ạ. Một số ham chơi, hay tụ tập la cà, gầy bởi lười vận động.

Không có trò chơi để vận động, không có ao hồ để bơi (ô nhiễm), không có sân bóng để chạy, chỉ có một số thanh niên chịu khó lên Tân An đá bóng nhờ nên trông vóc dáng khác hẳn. Đã thế nhiều thanh niên còn sa đà vào rượu chè, thuốc lá thuốc lào khiến cho sức lực bị bào mòn, thể tạng càng thêm ốm yếu.

Ở Nhật Lệ, diễn biến chiều cao có hình hạng một dãy núi. Lớp cùng với tuổi của trưởng thôn khá cao, lớp thanh niên 18 tuổi khá thấp, lớp sau này lại có chiều hướng cao hơn.

Đoàn thanh niên ở đâu bây giờ cũng như những bộ xương với khung xương là cán bộ mà không có thịt da là đoàn viên nên thiếu sức sống trầm trọng. Trong một dịp hiếm hoi hoạt động, tôi gặp Nguyễn Mạnh Tùng - Phó Bí thư Đoàn xã Nhật Quang đang phụ trách 15 thanh niên đi cắm trại trên huyện, toàn em lứa tuổi 16-18 tuổi. Tôi hỏi có bao nhiêu người con trai thấp dưới 1m65? Tùng gãi tai: “Hầu như là hết, chỉ có 1 người trên 1m65 là Bùi Văn Hiểu”.

Đến ngay Ban Chấp hành Đoàn xã Nhật Quang có 8 nam thì theo Tùng ước chỉ 1 người cao khoảng 1m70 còn lại đều chỉ trên dưới 1m60 một tẹo. Ba Chi đoàn trực thuộc, trung bình 15 người 1 Chi đoàn thì nam dưới 1m65 chiếm chừng 70%, nữ dưới 1m60 chiếm chừng 50%.

Phần đa con cái cao lớn hơn bố mẹ nhưng cũng có một số ít đi ngược quy luật. Gia đình ông Phạm Văn Công làng Nhật Lệ là điển hình của sự thụt lùi của thể tạng.

17-13-28_dsc_5333
Chiều cao của gia đình ông Công giảm theo thế hệ

 

Quá khứ của ông lão tuổi 90 này rất hào hùng khi một thời quần đùi, áo cộc, tay lăm lăm súng đuổi Pháp. Thời sung sức ấy ông cao trên 1m70, cơ bắp căng vồng. Con trai ông, anh Phạm Văn Hạnh sinh năm 1972, cao 1m66, ngoại hình còm cõi vì bệnh tật. Cháu trai ông, Phạm Văn Huy sinh năm 1998, cao chỉ 1m56, nặng đúng 47 kg. Một điều an ủi là ông còn có một đứa cháu nội đang vào độ tuổi lớn, nhiều triển vọng sẽ còn cao thêm.

Trước những năm 50 của thế kỷ 20 người Nhật bị gọi một cách miệt thị là "Nhật lùn". Khi đó chiều cao trung bình của Việt Nam, nam 1m54, nữ 1m51, Trung Quốc nam 1m60, nữ 1m53, Triều Tiên nam 1m62, nữ 1m54 còn Nhật nam 1m50, nữ 1m49.

Nhật Bản sau đó đã có hẳn một chương trình quốc gia để cải thiện chiều cao: Ra điều luật miễn phí 1 ly sữa trong 1 bữa ăn của học sinh và phát triển chế độ dinh dưỡng. Học sinh học buổi sáng, buổi chiều tham gia vào các câu lạc bộ thể dục, thể thao còn dân thường thì tăng cường tập thể dục thể thao và cải thiện chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, khám sức khỏe. Ra sức bảo vệ môi trường vì chiều cao phụ thuộc vào môi trường sống. Bởi vậy, ở thời điểm hiện tại, nam giới Nhật cao 1m72, nữ 1m58.

 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm