| Hotline: 0983.970.780

Cá nhân ký, sao bắt tập thể chịu trách nhiệm?

Thứ Ba 05/11/2013 , 09:44 (GMT+7)

Với tốc độ khai thác, tận thu tài nguyên như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Trương Thái Hiền (Kiên Giang): Ngày xưa ông bà ta có câu "rừng vàng biển bạc", đất đai phì nhiêu, nguồn nước vô tận, nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, ta tha hồ khai thác, tận hưởng, song sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự khai thác của con người đã đem lại hệ lụy làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, thậm chí tiêu diệt nguồn dự trữ sinh thái một cách trầm trọng và đe dọa đến sự sống của con người và muôn vật.

Với tốc độ khai thác, tận thu như vũ bão hiện nay thì vài thập kỷ nữa, chúng ta có tội với con cháu.

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng): Chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. Tất cả cũng bởi việc ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỷ đồng mà người ra quyết định cùng lắm chỉ bị phê bình, khiển trách. 


ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy

Đó là hàng loạt công trình, dự án như mía đường, xi măng lò đứng, sân bay, bến cảng, thủy điện, thủy lợi, chợ v.v... Nguyên nhân là các quyết định đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa dựa trên các yếu tố bảo đảm tính KT-XH, chưa căn cứ vào khả năng thu xếp vốn dẫn đến tiêu tốn nhiều nghìn tỷ đồng mà không phát huy tác dụng. Dù hậu quả thấy rất rõ nhưng cuối cùng không ai phải chịu trách nhiệm và cũng chưa thấy một văn bản nào chỉ ra, chỉ cụ thể trách nhiệm của người ra quyết định đó là gì?

Tôi thấy nhiều điểm VN khác các nước trên thế giới ở việc quyết định do cá nhân nhưng hình thức là tập thể để rồi khi xảy ra chuyện thì tập thể chịu trách nhiệm (có nghĩa không ai phải chịu trách nhiệm cả). Tiếp theo, cơ quan này lại đổ lỗi cho cơ quan kia, có người thì cho là lỗ hổng của hệ thống, của cơ chế mà suy cho cùng hệ thống cơ chế đó cũng do con người đặt ra. Vì vậy lần này sửa luật cần phải tìm lỗ hổng của cơ chế để bít nó lại nếu không mọi nỗ lực của chúng ta sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.

ĐB Đặng Thị Kim (Phú Yên): Nhiều dự án làm đường giao thông xong thì ngành cấp thoát nước lại đào lên, rồi điện, bưu chính viễn thông, công trình đô thị... Ngành này dẫm đạp lên ngành kia gây thất thoát ngân sách, vừa mất mỹ quan nhưng chưa có ai làm trọng tài để xử lý.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất