| Hotline: 0983.970.780

Cá tép dầu khô Sơn La 'hút hồn' người tiêu dùng

Thứ Ba 12/11/2019 , 13:51 (GMT+7)

Cá tép dầu khô huyện Quỳnh Nhai (tỉnh Sơn La) được ví như cá chỉ vàng nước mặn, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Hương vị thơm ngon của cá đã làm say mê du khách mỗi dịp đến vùng đất này.

Cá tép dầu khô là đặc sản của huyện Quỳnh Nhai.

Sơn La mảnh đất nằm nơi vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tới đây, du khách không chỉ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn phải trầm trồ trước văn hóa ẩm thực vô cùng đặc sắc. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất vùng mà du khách hay tìm đến thưởng thức đó là món cá tép dầu khô.

Những năm gần đây, nghề làm cá tép dầu khô phát triển, giúp tăng thêm thu nhập cho bà con. Cá tép dầu không lớn, chỉ khoảng từ 2-3 đầu ngón tay; mùa cá tép dầu khoảng từ tháng 1 đến tháng 4. Mỗi năm, huyện Quỳnh Nhai khai thác từ 10-20 tấn cá tép dầu.

Chế biến cá tép dầu khô không khó, cá sau khi mua cá từ thuyền sẽ dùng dao nhỏ, sắc để mổ từ lưng cá, vứt bỏ ruột và đầu, rửa sạch, để ráo nước tới đâu ướp gia vị tới đó, bởi tép dầu thân mỏng, khi mổ xong phân hủy rất nhanh.

Cá được ướp với ớt tươi, đường, muối, sa tế và gia vị đặc trưng của địa phương, trộn đều trong 15 phút, sau đó đem phơi nắng. Giàn phơi cá được thiết kế bằng tre, tùy thuộc vào thời tiết mà cá có thể phơi từ 2-4 ngày là có được sản phẩm khô cá tép dầu, cứ 5 kg cá tép dầu tươi chế biến được 1 kg cá tép dầu khô, giá bán 150.000 - 200.000 đồng/kg

Cá tép dầu khô ở Sơn La tựa như cá chỉ vàng của vùng biển nước mặn, có vị ngon lạ khó cưỡng.

Ngoài ra, đặc sản cá tép dầu khô không chỉ được tiêu thụ ở các chợ trong vùng mà còn cả các tỉnh dưới xuôi, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.

Cá tép dầu khô đang mang lại thu nhập cao cho người dân Quỳnh Nhai.

Theo chị Đinh Thị Yến, Giám đốc HTX Thái Tuấn cho biết, cá tép dầu có từ lúc hình thành hồ thủy điện Sơn La. Từ đó, nguồn tài nguyên thiên nhiên này đã đem đến một nghề mới, giúp tăng thêm thu nhập cho bà con nơi đây. Mỗi mùa cá tép dầu đến, người dân đem lưới đánh bắt với số lượng lớn, cá tép đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người dân tộc Thái.

Mấy năm nay, khi người dân đánh bắt về, HTX thu mua, sơ chế rồi đóng gói để phục vụ khách du dịch. Hằng ngày, tùy theo lượng khách du lịch, lúc cao điểm HTX xuất bán cả tạ cá tép dầu khô. HTX đã tạo việc làm cho hàng chục, thậm chí hàng trăm lao động đồng bào dân tộc Thái, cho thu nhập cao hơn so với đi rừng, đi nương…

“Tôi thấy cá tép dầu khô rất có tiềm năng. Hiện thị trường đầu ra ổn định, chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Bắc. Chúng tôi đang hướng xuất khẩu cá tép khô sang Lào. Đây là cơ hội mới, do vùng giáp biên khan hiếm cá, phần nữa người Lào ăn nhậu cũng cao nên cá tép dầu khô là lựa chọn thích hợp nhất”, chị Yến chia sẻ.

Sản phẩm cá tếp dầu khô được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã phê duyệt sản phẩm cá tép dầu khô sông Đà vào danh mục điểm sản phẩm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2019. Theo đó, để tạo thương hiệu cá sông Đà, tỉnh Sơn La tiếp tục hỗ trợ các HTX thủy sản đẩy mạnh đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao sản lượng, năng suất và giá trị sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao mang tính đặc hữu của vùng; gắn sản xuất với chế biến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ông La Văn Luân, Trưởng phòng NN huyện Quỳnh Nhai cho biết: Cá tép dầu khô là cá nước ngọt đặc trưng của Sông Đà. Đây là loại cá dễ đánh bắt, dễ sơ chế, ưu thế của địa phương...Nhờ có cá tép dầu, đã tạo công ăn việc làm trước mắt cho đồng bào vùng tái định cư lòng hồ, cũng như tạo đầu ra ổn định cho người dân bản địa. Các sản phẩm cá tép dầu đều được đóng gói, có nhãn, tem, có địa chỉ hướng dẫn địa lý.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm