| Hotline: 0983.970.780

Cá tra chết trắng cồn

Thứ Tư 17/11/2010 , 11:18 (GMT+7)

Gần một tháng nay hàng chục hộ nuôi cá tra ở cồn Khương (nằm cặp sông Hậu) thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều lao đao vì cá chết trắng ao...

Gần một tháng nay hàng chục hộ nuôi cá tra ở cồn Khương (nằm cặp sông Hậu) thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều lao đao vì cá chết trắng ao. Mặc dù hộ nuôi dùng nhiều biện pháp xử lý nhưng tình hình cá chết vẫn không giảm.

Ông Nguyễn Việt Hưng, khu vực 3, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều nuôi 3 hầm cá với 1,5 ha, thả gần 20 tấn cá tra, nói: Cá tui nuôi còn 2 tháng nữa được thu hoạch nhưng mấy ngày nay cá đột ngột chết nổi trắng cả hầm. Hiện tượng cá chết đã xuất hiện hơn 20 ngày nay rồi, mỗi ngày cá chết từ 40-70 kg là chuyện bình thường. Gần đây cá chết ngày càng nhiều vớt không kịp.

 Trung bình mỗi ngày 3 ao của ông Hưng vớt xác cá chết từ 400-500 kg, có lúc cao điểm lên cả tấn cá. Ông Hưng nói, cá chết vớt lên ai xin thì cho, xác cá chết nhiều phải kêu các chủ hầm nuôi cá trê, cá lóc bán giá 2.000 đồng/kg để họ xay ra làm thức ăn cho cá trê.

Ông Hưng tính, cá tra hiện nay giá 20.000-21.000 đồng/kg, trong khi giá thành gần 18.000 đồng, cá nuôi đã đạt trọng lượng từ 500-700 gram/con, thấy cá chết mà đau lòng; con số thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Cách đó 500m là hộ ông Năm Sơn, ông Dễ, ông Tâm cũng đang nuôi cá tra trong giai đoạn 3 con/kg đều bị bệnh chết.

Ông Vương Văn Hùng, nuôi 3 ao cá gần đó suy sụp tinh thần, nói: Gần 3 tuần lễ nay sáng nào mở mắt ra cũng thấy cá nổi đầu chết trắng ao, vớt phía trước cá chết trắng phía sau. Ban đầu ông nghĩ do ảnh hưởng nguồn nước bị ô nhiễm từ các hầm khác nằm ở trên dòng chảy. Nhớ lại năm ngoái ông Hưng cũng bị lỗ một trận do cá chết vào những tháng cuối năm như thế này.

"Nếu các hộ đó báo lên sớm chúng tôi dùng kháng sinh đồ đem đi xét nghiệm để biết rõ bệnh của cá mà hướng dẫn bà con trị bệnh trong một đến 2 tuần là khỏi. Hiện nay, Chi cục đang đi thống kê con số thiệt hại của người nuôi. Toàn thành phố Cần Thơ hiện có 736ha nuôi cá tra hầm, giảm 1/3 so với năm 2009, trong đó ở cồn Khương diện tích nuôi cá tra chiếm khoảng 30ha"- ông Hải cho biết.
Ông Hùng vớt cho tôi xem những con cá tra mang bắt đầu chuyển sang màu đỏ tím, cá khô nhớt, mắt lờ đờ đó là dấu hiệu cá sắp lật bụng chết. Theo quan sát của chúng tôi, các hộ nuôi cá ở đây lấy nước trực tiếp từ sông Hậu vào đều có hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. Nhưng năm nào cũng vậy cuối năm thời tiết thay đổi cá đều bị bệnh chết từ 1-2 đợt.

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP. Cần Thơ cho biết: Thời điểm này đang rơi vào giao mùa mưa sang mùa lạnh. Bệnh cá tra xuất hiện chủ yếu là gan, thận mủ. Người nuôi cá năm nào cũng không tránh khỏi cảnh cá bị bệnh chết hàng loạt. Tuy nhiên, cá chết nhiều hay ít còn phụ thuộc vào người nuôi. Quan trọng hơn, cá tra nuôi hầm là phải biết xử lý nguồn nước trước khi cho vào ao và điều trị đúng thuốc cho cá.

Theo ông Hải, mấy ngày qua cá chết nhiều tại cồn Khương, nhưng Chi cục chưa có nhận mẫu bệnh cá nào của người dân báo lên để can thiệp.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất