| Hotline: 0983.970.780

Các ca nhiễm cúm lợn hiện nay đều lây truyền từ người sang người

Thứ Tư 29/04/2009 , 10:09 (GMT+7)

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo cách phòng bệnh cúm lợn có thể thực hiện tương tự như phòng bệnh SARS vì cũng lây lan qua đường hô hấp...

Kiểm tra thân nhiệt các hành khách tại sân bay quốc tế Incheon, Seoul, Hàn Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng và môi trường Việt Nam khẳng định nguyên nhân nhiễm cúm A lợn (H1N1) ở hàng loạt các bệnh nhân ở các quốc gia hiện nay do lây truyền từ người sang người (qua đường hô hấp).

>> Chưa có bằng chứng cúm lợn lây từ lợn sang người, chưa thể cấm nhập thịt lợn

Song Tiến sĩ Nga cũng xác nhận đến giờ này cả Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia chưa xác định được nguyên nhân xuất hiện bệnh nhân bị nhiễm cúm lợn bắt đầu từ đâu. Đồng thời đến thời điểm này cũng chưa có bằng chứng virus cúm lợn lây truyền từ gia súc sang người.

Ông Nga cũng trấn an người dân không nên quá hoang mang tẩy chay thịt lợn, vì loại virus này nếu có trong gia cầm cũng bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70°C.

Cúm lợn (có tên là Swine influenza hay Swine flu) là một bệnh đường hô hấp thường gặp ở lợn do các chủng virus cúm A gây nên. Thông thường con người không mắc bệnh cúm lợn nhưng có thể nhiễm virus, đã từng ghi nhận có trường hợp virus cúm lợn lây từ người sang người nhưng trước đây sự lây nhiễm này rất hạn chế và không lây lan đến quá 3 người.

Đến nay, cả WHO và các quốc gia đều thừa nhận virus gây bệnh trên người ở Mỹ và Mexico được gọi bằng tên virus cúm lợn. Song theo Trung tâm phòng ngừa và dịch bệnh Hoa Kỳ(CDC) đây là thể virus mới, rất khác biệt so với virus cúm lợn thể cổ điển.

Virus mới này là một chủng virus cúm A (H1N1) có chứa nguyên liệu di truyền từ 4 nguồn: virus cúm lợn Bắc Mỹ, virus cúm loài cầm Bắc Mỹ, virus cúm người và virus cúm lợn chủng châu Á và châu Âu. Đây là kiểu kết hợp chưa từng xảy ra trước đây.

Theo các chuyên gia bệnh cúm A, các tuýp virus lưu hành thường xuyên ở Việt Nam (H3N2, H1N1) có diễn biến cấp tính và có các biểu hiện như sốt cao (trên 38,5°C) kéo dài, có thể rét run, ho, đau tức ngực, nhức đầu, đau mình, kèm theo biểu hiện viêm long đường hô hấp như chảy nước mũi, hắt hơi, rối loạn tiêu hóa, ăn ngủ kém.

Với bệnh cúm lợn H1N1, các triệu chứng xuất hiện tương tự triệu chứng của bệnh cúm thông thường: sốt cao, sau đó là ho, đau họng, chảy nước mũi, đôi khi người bệnh cảm thấy khó thở sau vài ngày mắc bệnh. Hiện chưa có vắcxin ngừa loại virus cúm này. Theo khuyến cáo của WHO, vắcxin ngừa cúm theo mùa hiện nay không có tác dụng với virus cúm lợn. Tại Việt Nam, chỉ có thuốc Tamiflu còn mẫn cảm với virus H1N1.

Theo Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, thời gian ủ bệnh của cúm A với các chủng virus A/H1N1, A/H2N2, A/H3N2 lây truyền từ người sang người diễn ra từ 1 đến 3 ngày. Đối với bệnh cúm gà do virus A/H5N1 thì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài hơn. WHO đã đề nghị cần theo dõi người tiếp xúc với gia cầm ốm hoặc chết trong vòng 7 ngày trước khi loại trừ ca bệnh.

Các chuyên gia y tế của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khuyến cáo trước mắt, cách phòng bệnh cúm lợn H1N1 hiện nay có thể thực hiện tương tự như phòng bệnh SARS (căn bệnh lây lan qua đường hô hấp xuất hiện tại khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam vào năm 2003).

Theo đó, người dân cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng, mắt và bàn tay; ăn chín uống sôi, đủ chất, giàu vitamin, nhất là vitamin C; trong trường hợp người có sốt, viêm phổi, ho không rõ nguyên nhân thì cần được cách ly và đến ngay các phòng khám đa khoa (nếu là người lớn) hoặc phòng khám nhi (nếu là trẻ em dưới 15 tuổi) ở các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh để được khám bệnh, tư vấn kịp thời.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.