| Hotline: 0983.970.780

Các cơ sở chế biến thủy hải sản khô nói không với hóa chất, phẩm màu và sản phẩm 'bẩn'

Thứ Năm 29/11/2018 , 08:52 (GMT+7)

Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề luôn được các cơ quan quản lý chuyên môn tại nhiều địa phương đặc biệt quan tâm.

Bởi nó vốn có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Một sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn VSATTP là điều kiện cần và đủ để người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.

20-51-49_sx_cc_mt_hng_kho_khong_tm_uop_ho_cht_phm_mu_ti_duoc_cc_lng_nghe_o_bc_lieu_thuc_hien_rt_tot
SX các mặt hàng khô không tẩm ướp hóa chất, phẩm màu được các làng nghề ở Bạc Liêu thực hiện rất tốt

Tại Cà Mau, thời gian qua, địa phương này luôn làm tốt công tác đảm bảo VSATTP, nhiều vụ việc đã được ngành chuyên môn kiểm tra, phát hiện vi phạm về điều kiện VSATTP, nên đã xử lý kịp thời, nghiêm minh trước pháp luật. Đáng chú ý là tình hình vi phạm các quy định về điều kiện VSATTP trong các mặt hàng khô như, cá khô, tôm khô, mực khô…rất đáng báo động, nhất là trong hoàn cảnh Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang cận kề. Thời điểm này, tại các cơ sở SX cá khô, tôm khô…tại các địa phương lại vào vụ và nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này lại tăng cao so với thời điểm trước. Vì vậy, vấn đề kiểm soát VSATTP tại các cơ sở SX phải được quan tâm, tăng cường quản lý chặt chẽ.

Ghi nhận của PV Báo NNVN tại cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cho thấy, hiện ngư dân nơi đây đã vào vụ khai thác, đánh bắt cuối năm. Không khí lao động rất nhộn nhịp. Cũng chính tại địa phương này, người dân đang tất bật với công việc làm khô, làm mắm để chuẩn bị phục vụ cho thị trường Tết nguyên đná năm nay.

Chị Nguyễn Hồng Yến 38 tuổi, ngụ xã Tân Ân, cho biết: “Công việc làm khô luôn được gia đình tôi duy trì hằng ngày, những lúc cá nhiều thì tôi làm nhiều, ít thì làm ít. Sản phẩm làm ra có thương lái thu mua hết, nên không cần phải bán lẻ. Số lượng đặt hàng nhiều nhất là dịp cuối năm, khi sức hút của thị trường ngày càng tăng cao, nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng cũng rất lớn”.

Nói về công đoạn SX cá khô thành phẩm tại cơ sở của mình như thế nào, có tẩm ướp hóa chất, phẩm màu để sản phẩm nặng ký hay không, thì chị Yến vui vẻ cho biết, đối với bản thân chị, điều đầu tiên khi làm cá khô là chị luôn nghĩ đến chữ tín. Lấy uy tín làm nên thương hiệu cho sản phẩm của mình. “Ngoài việc làm bán, thì gia đình tôi cũng dùng làm thức ăn hằng ngày. Cá khô tôi làm rất chất lượng, nói không với phẩm màu, hóa chất. Không thể gì vài đồng bạc lợi nhuận mà tôi đánh mất niềm tin của người tiêu dùng, như vậy là không nên”, chị Yến tâm tình.

Đối với chị Yến, sản phẩm của gia đình chị làm ra rất chất lượng, bằng công đoạn thủ công, phơi cá chủ yếu dựa vào ánh nắng của mặt trời. Qua quan sát của chúng tôi, tại nơi SX của chị Yến rất sạch sẽ, thông thoáng, hợp vệ sinh. Theo người dân địa phương cho biết, sản phẩm cá khô của chị Yến rất được lòng khách hàng, bởi khô vừa ăn, không tẩm ướp phẩm màu hóa chất, khi thành phẩm, cá vẫn giữ được nét tươi ngon.

Bà Lâm Bích Ngân 52 tuổi, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau – một khách hàng thân quen của gia đình chị Yến, cho biết: “Vào những dịp lễ, Tết, tôi thường đặt hàng của gia đình chị Yến để làm quà biếu bạn bè, người thân. Khô của chị Yến làm rất ngon, đúng tiêu chuẩn chất lượng nên tôi rất hài lòng. Bạn bè tôi ăn ai cũng khen ngon, họ nói độ ngọt tươi của con cá không mất đi. Vì vậy, tôi là khách hàng thường xuyên của cơ sở chị Yến”.

Ông Nguyễn Phương Nam, Chủ tịch UBND xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Tân Ân là xã ven biển, nên nghề làm mắm, làm khô tại địa phương rất phát triển. Người dân ở đây, làm nghề rất có tinh thần trách nhiệm. Bởi họ làm không chỉ để bán, mà còn làm trữ lại trong nhà làm thức ăn, quà biếu, hoặc đãi khách…Vì vậy, hoạt động kiểm soát VSATTP luôn được địa phương đặc biệt quan tâm”.

Theo ông Nam, hằng năm, đơn vị thường có kế hoạch phối hợp với cơ quan chuyên môn, tăng cường kiểm soát hoạt động này để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. “Chúng tôi thường xuyên cử cán bộ chuyên môn phối hợp với các cơ quan cấp huyện kiểm tra hoạt động này. Qua kiểm tra, ý thức chấp hành của người dân rất tốt. Mình là cơ quan quản lý, kiểm soát nên luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Ý thức chấp hành của người dân là rất quan trọng, sẽ góp phần rất lớn trọng việc đẩy lùi thực phẩm bẩn đáng báo động như hiện nay”.

Còn tại tỉnh Bạc Liêu, những năm qua, địa phương này cũng có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động kiểm soát VSATTP trên địa bàn. Công tác quản lý, kiểm tra rất chặt chẽ. Có thể nói, ngành chuyên môn tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều hoạt động thiết thực, cụ thể như, phát tờ rơi, tuyên truyền cổ động bằng tranh, ảnh, pano, áp phích…về tác hại của thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Từ đó, ý thức của người SX kinh doanh, lẫn người tiêu dùng dần được nâng lên.

Chị Nguyễn Minh Hải, 40 tuổi, chủ một cơ sở kinh doanh thức ăn, thực phẩm khô trên địa bàn TP. Bạc Liêu cho biết: “Với tôi, đã không kinh doanh thì thôi, một khi đã kinh doanh thì sức khỏe của người tiêu dùng là điều tôi quan tâm nhất. Họ ăn sản phẩm mình thấy ngon, không bị bệnh tật hay ngộ độc thì họ sẽ truyền cho nhau nghe. Từ đó, cơ sở kinh doanh của mình lại được nhiều người biết đến”.

Theo chị Hải, lợi nhuận trong kinh doanh là điều mà bất cứ ai cũng đều hướng đến, nhưng với chị, có được lợi nhuận phải từ tâm, từ đức, tuyệt đối không lợi dụng niềm tin của khách hàng mà trục lợi. Điều đó là không nên. “Cơ sở kinh doanh của tôi được cấp chứng nhận VSATTP hẳn hoi, sản phẩm tại đây đều được ngành y tế đến lấy mẫu, kiểm tra định kỳ. Từ đó đến nay, chưa bao giờ cơ sở tôi vi phạm các quy định về VSATTP. Chúng tôi SX kinh doanh không phải vì lợi nhuận mà đánh mất đi uy tín của mình với người tiêu dùng”, chị Hải chia sẻ.

20-51-49_thoi_gin_qu_ngnh_chuc_nng_tinh_c_mu_kiem_sot_cht_che_hot_dong_mu_bn_cc_mt_hng_c_kho_ti_cc_diem_sx_kinh_donh
Thời gian qua, ngành chức năng tỉnh Cà Mau kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán các mặt hàng cá khô tại các điểm SX kinh doanh

Bà Trần Thị Yến Ly 61 tuổi, chuyên kinh doanh các mặt hàng cá khô, ngụ TT. Gành Hào, huyện Đông Hải, cho biết: “Cơ sở của tôi nói không với việc tẩm ướp hóa chất, phẩm màu độc hại, điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nếu ngành chức năng kiểm tra, sẽ bị phạt nặng. Tôi làm nghề mấy chục năm nay nhưng cơ sở lúc nào cũng đắt khách. Vì họ đặt niềm tin ở mình, mình cũng không thể lợi dụng niềm tin mà làm những chuyện thất đức được”.

Nhìn chung, quá trình tìm hiểu thực tế của chúng tôi về tình hình đảm bảo VSATTP tại các địa phương cho thấy, các địa phương đều thực hiện khá tốt, cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ vấn đề này. Đáng mừng, là ngành chức năng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân có ý thức về vấn đề này. Qua ghi nhận thực tế, tại các cơ sở, SX chế biến những sản phẩm khô làm từ cá, có một điều chúng tôi nhận thấy được là các cơ sở SX đều xuất trình giấy tờ để chứng minh các mặt hàng của mình đảm bảo ATVSTP, thái độ tiếp chuyện, cung cấp thông tin rất cởi mở. Đó là tính hiệu vui cho vấn đề về VSATTP, ý thức người SX kinh doanh là cơ sở để đẩy lùi được thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đáng báo động như hiện nay.

Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, thông tin: “Vấn đề VSATTP là vấn đề lớn, mang tầm xã hội cao, nếu không kiểm soát chặt chẽ, sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho người tiêu dùng, lẫn ngành chức năng. Đã qua, địa phương đã tuyên truyền cho người dân rất nhiều và ý thức chấp hành của họ rất tốt. Theo tôi, đảm bảo VSATTP phải bắt đầu từ người dân, nhất là người SX, kinh doanh. Họ ý thức được tầm quan trọng này, thì vấn nạn thực phẩm thiếu an toàn sẽ được đẩy lùi”.

Cũng theo ông Hận, hằng năm, đơn vị thường có xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan như Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện để đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đảm bảo VSATTP tại địa phương. Đến nay, địa phương này chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về VSATTP tại các cơ sở kinh doanh cá khô các loại.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm