| Hotline: 0983.970.780

Các Cty cao su khu vực Bắc Trung bộ tổng kết công tác năm 2013

Thứ Ba 25/02/2014 , 10:23 (GMT+7)

Trong các ngày từ 21 – 24/2, các Cty cao su khu vực Bắc Trung bộ đã tổ chức tổng kết công tác 2013, triển khai kế hoạch SX, kinh doanh năm 2014.

Trong các ngày từ 21 – 24/2, các Cty cao su khu vực Bắc Trung bộ đã tổ chức tổng kết công tác 2013, triển khai kế hoạch SX, kinh doanh năm 2014.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 10/2013, tàn phá gần 1.000 ha cao su đang trong thời kỳ khai thác nhưng ngay sau khi cơn bão đi qua, cán bộ, công nhân Cty Cao su Quảng Trị cùng với các hộ dân đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, tiếp tục ổn định SX, kinh doanh có hiệu quả.


Tập đoàn CNCS VN trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Hùng - Tổng giám đốc Cty Cao su Hà Tĩnh và ông Nguyễn Khánh Toàn - Chủ tịch HĐTV

Đối với Cty Cao su Hà Tĩnh, đây cũng là đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, năm 2013 hơn 1 nghìn ha cao su đứng bị đổ gãy; hàng trăm ngôi nhà công nhân bị hư hỏng, mọi cơ sở hạ tầng đều bị thiệt hại. Nhưng được sự quan tâm, giúp đỡ của các tổ chức, địa phương và sự hỗ trợ kịp thời của Tập đoàn CNCS VN nên chỉ trong một thời gian ngắn Cty đã khắc phục hậu quả, ổn định SX, kinh doanh với tổng sản lượng mủ xuất khẩu đạt 2.300 tấn; trồng mới 730 ha; tổng doanh thu đạt gần 160 tỷ đồng.

Tại đại hội CNVC năm 2014, ông Trần Thanh Hà, Tổng giám đốc Cty Cao su Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, sau 6 năm thực hiện dự án phát triển cao su, đến nay Cty có tổng diện tích cao su kiến thiết cơ bản (KTCB) đạt 4.300 ha, toàn bộ vườn cây được Tập đoàn CNCS VN công nhận phát triển khả quan so với khu vực.

Theo kế hoạch, năm 2015 Cty sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mủ để bước sang năm 2016 đưa vào khai thác trên 1.000 ha cao su trồng từ 2007 – 2008. Đồng thời, tiếp tục tạo quỹ đất trồng mới 700 ha (trong đó 300 ha cao su tiểu điền ở huyện Hương Sơn).

Còn Cty Cao su Thanh Hóa, năm 2013 trồng mới, tái canh được gần 185 ha cao su (trong đó, trồng mới 130,58 ha); chăm sóc tốt hơn 2.500 ha cao su KTCB. Đối với diện tích liên kết với các hộ dân, Cty thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình từ làm cỏ, bón phân đến trang bị các loại vật tư thuốc BVTV, cho vay vốn… phục phụ công tác chăm sóc, khai thác mủ.

Tính đến cuối năm 2013, tổng sản lượng mủ thu mua đạt hơn 1.200 tấn; doanh thu 94,39 tỷ đồng; lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng. Ngoài phát triển cây cao su, Cty còn đầu tư thâm canh 730 ha mía, góp phần nâng cao thu nhập cho CBCNV và hộ dân.

Ông Đỗ Viết Liêm, Tổng giám đốc Cty Cao su Thanh Hóa nói: “Phát huy những thành tích đạt được, năm 2014 chúng tôi sẽ tập trung nhân lực, vật lực, phấn đấu trồng mới 200 ha cao su; khai thác, thu mua, chế biến 1.400 tấn mủ, đưa tổng doanh thu đạt 90 tỷ; lương bình quân công nhân 4 triệu đồng/người/tháng”.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm