| Hotline: 0983.970.780

Các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh

Thứ Tư 08/12/2010 , 09:22 (GMT+7)

"Án oán cá tra là do các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh", đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Ông Dũng tại buổi họp báo
"Án oán cá tra là do các đối thủ cạnh tranh phá bĩnh", đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong cuộc họp báo chiều qua (7/12). 

Cuộc họp báo chủ yếu bày tỏ quan điểm của VASEP về việc một số tổ chức của WWF ở châu Âu đưa cá tra vào “danh sách đỏ”.

Ông Dũng đã đại diện VASEP  kịch liệt phản đối cáo buộc WWF của một số thành viên các nước EU đổi màu cá tra từ “danh sách da cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng) là không đúng đắn, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tế. VASEP cũng bày tỏ lo ngại rằng vấn đề này có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng và hơn thế nữa còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín về tính khách quan, trung thực trong bản thân của tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF).

Đây không phải lần đầu tiên cá tra Việt Nam bị phá mà vấn đề này đã kéo dài từ nhiều năm qua với rất nhiều trò không trung thực. VASEP gọi những cáo buộc từ một số tổ chức của WWF là “những thông tin rất lạc hậu, sai lạc, không khách quan mà một số đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt Nam cố tình rêu rao”. Đáng ngại hơn, những cáo buộc này lại được các nhân vật chính trị bảo thủ ở Âu – Mỹ nhắc đi nhắc lại trong các nghị trường nhằm mục đích bôi xấu cá tra Việt Nam. Trong khi tất cả quy trình sản xuất cá tra đều được quản lý tiên tiến và hiện đại.

Vấn đề này,VASEP đã dẫn lời hết sức khách quan từ ông Stephen Taylor, giám đốc phụ trách ngành thủy sản Tập đoàn Group Findus (một tập đoàn thủy sản rất có uy tín ở EU)cho rằng cá tra là một lựa chọn tốt. Việc ông Struan Stevenson, người Scotland, Nghị sĩ nghị viện châu Âu, đã cáo buộc cá tra nuôi ở Việt Nam và bán ở Anh là do những "lao động nô lệ" sản xuất và sông Mê kông là một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới là không có cơ sở. Việc đánh giá cá tra không thể dùng một cách thức chung được.

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận về việc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại châu Âu đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ, chiều 07/12/2010, WWF Việt Nam đã phát đi thông điệp khẳng định: “WWF Việt Nam không liên quan đến kết luận này và sẵn sàng hợp tác với phía Việt Nam và WWF tại châu Âu để làm rõ các tiêu chí và phương pháp đánh giá một cách minh bạch nhất. Vào ngày 13/12 tới, đại diện của WWF Mỹ sẽ sang Việt Nam để tìm hiểu thêm và đánh giá lại những nhận định của các tổ chức WWF tại châu Âu. Đây sẽ là cơ hội để VASEP đưa ra những lập luận chính thức của Hiệp hội đối với việc cá tra Việt Nam.

Theo VASEP, chứng nhận của mình là những cơ sở vững chắc nhất để tạo thương hiệu cá tra, còn 12 tiêu chí mà WWF đưa ra chỉ là phụ. Cáo buộc cũng chỉ là kết quả khảo sát do một công ty tư vấn độc lập do WWF một số nước thuê làm, tiến hành đánh giá hơn 100 loài thủy sản thực phẩm trên thế giới theo bộ tiêu chí phát triển bền vững mới sửa đổi của WWF. Các thông tin cũng được nêu ra không phải trên một tạp chí chính thức của WWF mà công bố trên cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng, có tính chất như kiểu “tờ rơi” tham khảo.

Từ đầu năm 2010, nhiều nhà máy và vùng nuôi cá tra Việt Nam đã được cấp chứng nhận Global GAP – Tiêu chuẩn cao nhất của ngành nuôi thủy sản bền vững. VASEP cũng đã chính thức đề nghị và được Chính phủ ủng hộ chương trình áp dụng Global GAP cho toàn bộ các trang trại nuôi cá tra thương phẩm trong kế hoạch 2011 – 2015. Đặc biệt về quản lý môi trường, chương trình kiểm soát môi trường nước được Cục QLCLNLTS khẳng định vùng hạ lưu sông Mê kông đáp ứng tốt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Ông Dũng kiên quyết trong thời gian tới sẽ mời các chuyên gia và cả những người đã cáo buộc cá tra trực tiếp khảo sát tận mắt quy trình sản xuất cá tra, nếu không đồng ý VASEP sẽ sang tận nơi để có những giải thích xác đáng những cáo buộc của họ là vô căn cứ, là một sự phá bĩnh vi phạm luật cạnh tranh. Nhưng đại diện của VASEP cũng thừa nhận đây là bài học cho ngành thủy sản Việt Nam bởi cá tra là một trong ba mảng xuất khẩu chủ lực. Mỗi năm kim ngạch XK từ cá tra đạt trung bình trên 1 tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở khu vực ĐBSCL. Cần cẩn trọng hơn với các đối thủ cạnh tranh. 

Hôm nay (8/12), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) sẽ chính thức tổ chức họp bàn về vấn đề này.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.