| Hotline: 0983.970.780

Các loại quả tăng cường hệ miễn dịch

Chủ Nhật 20/01/2019 , 13:30 (GMT+7)

Trong thực tế có rất nhiều trái cây khi chúng ta ăn chúng đều có công hiệu tăng cường hệ miễn dịch. Ở đây xin giới thiệu một số loại trái cây tiêu biểu được lựa chọn hàng đầu để sử dụng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch theo Univadis/Boldsky.

Hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây loại dưới đây mỗi ngày.

Trái cây họ cam quýt: Như chanh, cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch nhờ tăng cường sản sinh bạch cầu. Ngoài ra, loại trái cây này còn thuộc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Chúng cung cấp các loại vitamin thiết yếu giúp tăng cường năng lượng, cải thiện thị lực và làm lành vết thương.

 

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại trái thụộc họ quýt (ngọai trừ chanh) có chứa một lượng nhỏ vitamin A, có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe của răng, da, xương và cải thiện thị lực.

Ngoài ra, các loại trái này còn chứa mức thấp các vitamin nhóm B có thể hòa tan trong nước, như thiamine, niacin và riboflavin, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng cường tiêu hóa và quá trình chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Một khẩu phần 100g cam các loại sẽ cung cấp 10% giá trị dinh dưỡng thiamine và niacin cần hàng ngày cho cơ thể.

Lợi ích của trái cây họ cam quýt đem lại cho sức khỏe được coi là “không có giới hạn về tuổi tác”. Đặc biệt đối với người lớn tuổi, nên xem trái cây họ cam quýt là một phần trong chế độ ăn uống hằng ngày, vì chúng giúp cải thiện sức khỏe, duy trì sự trẻ trung.

Đu đủ: Loại trái cây giàu vitamin C và chứa enzyme tiêu hóa papain. Đu đủ còn là nguồn cung cấp kali, folate, vitamin A và B nữa.

 

Kiwi: (cây kiwi, hay còn gọi là dương đào là loài cây leo và cho quả ăn rất nhiều dinh dưỡng. Cây kiwi là cây bản địa phía nam Trung Quốc, đã được tuyên bố là cây quốc gia của Trung Quốc. Các loài Actinidia cũng được tìm thấy ở Trung Quốc và đến phía đông tận Nhật Bản và phía bắc, đông bắc đến Siberia. Loài này mọc tự nhiên ở độ cao từ 600-2000 mét; chứa các dưỡng chất thiết yếu như vitamin C, folate, kali, vitamin K và vitamin E giúp tăng cường miễn dịch. Bạn hãy bổ sung kiwi xanh vào chế độ ăn của mình.

Ổi: Ổi gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ở nước ta cây ổi thường mọc hoang dại trên đồi hay trồng trong vườn quanh nhà): là nguồn cung cấp các dưỡng chất như vitamin C và vitamin A giúp tăng cường sức khỏe và củng cố hệ miễn dịch.

Dừa: là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Uống nước dừa và ăn cùi dừa là một trong những cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung nước cho cơ thể trong những ngày hè oi bức.

 

Táo: Cây táo có nguồn gốc ở Trung Á, nơi tổ tiên của nó là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc về họ Táo (Rhamnaceae): giúp bảo vệ cơ thể chống lại các nhiễm trùng. Đây cũng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Dâu tây: cũng nằm trong danh sách các thực phẩm tăng cường miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin A và C. Hãy dùng dâu tây làm món tráng miệng hoặc ăn kèm với sữa chua.

Xoài: là loại trái cây ngon miệng cung cấp vitamin A và các dưỡng chất cần thiết giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Dưa hấu: là một loài thực vật trong họ bầu bí (Cucurbitaceae). Là loại quả lý tưởng trong mùa hè để tăng cường hệ miễn dịch. Dưa hấu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là lycopene giúp phòng ngừa nhiều bệnh, nhiễm trùng và viêm đường hô hấp.

Chuối: giàu chất chống ôxy hóa, vitamin B6, mangan, kali giúp cơ thể được tăng cường hệ miễn dịch.

(Kiến thức gia đình số 3)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.