| Hotline: 0983.970.780

Các nhà máy chế biến thủy sản “than trời”!

Thứ Ba 09/03/2010 , 10:23 (GMT+7)

Phải hơn 1 tháng nữa, ĐBSCL mới vào vụ chính thu hoạch tôm sú nhưng từ giờ đến đó nhiều nhà máy chế biến tại đây “than trời” vì không đủ nguyên liệu.

Phải hơn 1 tháng nữa, ĐBSCL mới vào vụ chính thu hoạch tôm sú nhưng từ giờ đến đó nhiều nhà máy chế biến tại đây “than trời” vì không đủ nguyên liệu. Vấn đề này diễn ra từ 4, 5 năm nay nhưng đến nay vẫn “bó tay”.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP), các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu có thể tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu từ đây đến hết năm 2010, nhất là với một số loại thủy sản xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra...

Nguyên nhân của việc này là do giá nguyên liệu thủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch. Thêm vào đó, tại một số nơi, người dân có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn khiến nguồn nguyên liệu thủy sản cũng giảm sút mạnh.

Cà Mau có thể nói là vựa tôm của cả nước, nhưng theo ông Nguyễn Thông Nhận, PGĐ Sở NN-PTNT Cà Mau, hiện các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh chỉ hoạt động được khoảng 50% công suất vì thiếu tôm nguyên liệu. Tỉnh này hiện có 265.000 ha nuôi tôm với 1.300 ha tôm công nghiệp, 2.200 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, còn lại là nuôi tôm theo phương thức quảng canh truyền thống với năng suất thấp. Do đó, 14/26 DN chế biến đã phải cho công nhân nghỉ việc hoặc làm luân phiên.

Tại An Giang, số liệu thống kê gần đây cho biết do liên tục bị thua lỗ nên nhiều hộ nuôi cá tra không còn vốn tái đầu tư. Số ao hầm bị “treo” vào khoảng 30-40%, có thời điểm lên đến 60%. Cả tỉnh có 23 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng công suất hoạt động chỉ có 50-60% công suất thiết kế. Đơn giản vì ngoài cây lúa, trái cây ra, ở đây còn tập trung cho con tôm, cá tra, basa nên khi giá thức ăn tăng cao, ngân hàng siết chặt cho vay tín dụng thì nhiều hộ nuôi trồng thủy sản buộc phải “treo” ao.

Theo ông Đỗ Xuân Mai (TTK Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang), nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra tại ĐBSCL để người nông dân chú trọng vào con cá này. “Trong năm 2010, thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu như bột ngô, bột cá, bột thịt xương tăng 5%, dầu cá tăng 7% và bột mì tăng lên 15% nên chắc chắn giá các loại thức ăn chăn nuôi sẽ tăng lên. Nếu không có chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cho người nuôi thì việc tiếp tục treo ao sẽ khó tránh khỏi. Lúc cao điểm ở An Giang có trên 6.000 ha mặt nước nuôi cá tra nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 2.000 ha. Vì sau nhiều vụ nuôi liên tiếp, các chủ bè cá tra bị lỗ nên không còn vốn để tái SX nữa”. Ông Mai nói.

“Giải pháp NK nguyên liệu thuỷ sản để tái xuất được coi là bước đi đúng hướng và đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta cần phải đẩy mạnh vai trò quản lý của các ngành chức năng, thiết lập các khuôn khổ pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc NK nguyên liệu  phục vụ chế biến tái xuất. Đồng thời, cần nghiên cứu đến vấn đề hỗ trợ ngoại tệ cho các DN trong việc NK nguyên liệu chế biến tái xuất; phát triển hạ tầng kỹ thuật  nhằm giảm chi phí..” - Ông Đỗ Xuân Mai.

Thời gian qua, nhằm chủ động đối phó với tình trạng thiếu hụt trầm trọng tôm nguyên liệu, một số cty chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL hướng sang các nước như Indonesia, Ấn Độ... tìm mua tôm nguyên liệu trữ lạnh để sản xuất. Nhưng kết quả cũng không khá hơn bởi giải quyết được bài toán nguyên liệu nhưng SX lại không có lãi do chi phí vận chuyển, bảo quản kho lạnh quá cao.

Với những doanh nghiệp chế biến thủy sản đánh bắt thì tình hình cũng không khá hơn. Ông Tư Sinh, đại diện một Cty chế biến thủy sản ở TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cho hay, khó khăn lớn nhất mà những cty chế biến thủy sản đánh bắt là không thu mua được đủ số lượng hải sản có chất lượng để phục vụ xuất khẩu. Lý do hiện nay đã xuất hiện nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc tiếp cận với các đoàn tàu đánh bắt xa bờ của ngư dân VN để thu mua thủy hải sản tại vùng biển quốc tế khiến DN trong nước khó mua được thủy sản đánh bắt có chất lượng cao.

Tuy nhiên, “cũng không thể trách ngư dân mình được vì ai mua giá cao thì họ bán thôi. Hiện khó khăn của các DN chúng tôi là khi chào bán các mặt hàng có thế mạnh truyền thống như bạch tuộc, mực, cá thu, cá ngừ đều phải cạnh tranh giá bán với các nước trong khu vực, cụ thể là Thái Lan, một nước đang trở thành nước cạnh tranh với ngành XK thủy sản đánh bắt của VN tại hai thị trường châu Âu và Nhật Bản”. Ông Sinh nhận định.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm