| Hotline: 0983.970.780

Các quan chức giáo dục phải từ chức vì bê bối thi cử

Thứ Năm 26/07/2018 , 13:05 (GMT+7)

Các bê bối gian lận hay bất cứ sai sót trong quá trình thi cử ở các nước khi bị phát hiện, các quan chức giáo dục luôn là người nhận trách nhiệm đầu tiên.

Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc xin lỗi vì đề bài sai

Năm 2014, Bộ trưởng giáo dục của Hàn Quốc đã phải công khai xin lỗi trước dư luận sau khi 2 câu hỏi trong đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học quốc gia có nhầm lẫn.

1135102377
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc công khai xin lỗi vì sai sót trong đề thi

Các học sinh tham gia kỳ thi cho biết, có 2 câu hỏi (một câu trong đề thi tiếng Anh, câu còn lại trong đề thi môn Sinh học) có 2 đáp án đúng trong khi quy định chỉ yêu cầu chọn 1 đáp án. Kỳ thi đại học trước đó của Hàn Quốc cũng gây tranh cãi vì một sai lầm trong câu hỏi trong phần địa lý thế giới.

Kỳ thi tuyển sinh đại học ở Hàn Quốc được xem là một dấu mốc quan trọng xác định tương lai của hàng chục nghìn học sinh trung học. Khoảng 640.000 thí sinh phải tham gia kỳ thi kéo dài 9 tiếng tại hơn 1.000 điểm thi trên toàn quốc mỗi năm. Phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho biết, lỗi sai này có thể ảnh hưởng đến điểm thi của khoảng 3.600 - 4.000 học sinh trong kỳ thi đại học.

Các quan chức cho biết, họ sẽ chấp nhận cả 2 đáp án đúng cho 2 câu hỏi này. Người đứng đầu ban kiểm tra thi cử quốc gia đã bị yêu cầu từ chức. Trong khi đó, Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Hwang Woo-Yea đã phải công khai xin lỗi.

2135102475
Một kỳ thi của học sinh Hàn Quốc

"Tôi bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc và nhận ra một nhu cầu cấp bách để cải thiện quá trình ra đề", Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hwang Woo-Yea nói trong một tuyên bố phát sóng trên truyền hình. "Chúng tôi sẽ điều tra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề", ông Hwang nói.
 

Giúp con trai gian lận, Bộ trưởng Giáo dục từ chức

Hồi năm 2012, Peerzada Mohmmad Sayeed - Bộ trưởng Giáo dục Jammu và Kashmir - một bang tự trị của Ấn Độ, đã từ chức vì liên quan đến cáo buộc sử dụng quyền hạn để giúp con trai gian lận trong kỳ thi lớp 10.

Bài thi của con trai vị Bộ trưởng có 2 nét chữ viết tay khác nhau, được cho là có sự giúp đỡ của các viên chức Bộ Giáo dục. Quá trình đưa sự việc ra ánh sáng cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những giám thị đã đưa vấn đề này vào thông báo của hội đồng giáo dục tiểu bang, nhưng cáo buộc bị ém nhẹm. Các thành viên của Hội đồng Giáo dục Trường học cho biết họ đã đệ đơn khiếu nại về trường hợp gian lận, nhưng đề nghị điều tra lại bị chính Bộ trưởng bác bỏ. Trước đó, ông Peerzada Mohmmad Sayeed từng vướng vào các cáo buộc đòi hối lộ để xóa hồ sơ của chị gái một nhà lập pháp.

Chỉ đến một năm sau, một đơn khiếu nại vô danh một lần nữa được gửi đi và vụ việc được chuyển đến Sở Cảnh sát bang, gây ra phẫn nộ trong dư luận. Một cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra buộc ông này phải từ chức.
 

“Thầy giáo của năm” bị sa thải vì không chấp nhận gian lận

Tháng 8/2016, Dmitry Gushin, giáo viên môn toán và tin học tại trường Trung học số 415 ở thành phố Petergoff, Leningrad, Nga, người từng được phong danh hiệu “Thầy giáo của năm” vào năm 2007 đã bị Hiệu trưởng, bà Galina Nikitina đuổi việc, vì "vi phạm đạo đức nghề nghiệp". Thật trớ trêu, "vi phạm" đó là do anh không chịu chấp nhận việc sửa điểm trong sổ điểm của các học sinh.

Tháng 5, Gushin bỗng phát hiện trong sổ điểm môn tin học có những điểm số không phải do anh cho học trò. Rồi đến tháng 8, anh lại phát hiện thêm trong sổ điểm của lớp 11 có một số điểm 5 (cao nhất theo thang điểm Nga) từ “trên trời rơi xuống”, kẹp theo đó là một mẩu giấy có nội dung "Yêu cầu không được sửa lại" của Hiệu trưởng.

Phát hiện đây là một vụ gian lận muốn nâng điểm cho học sinh, Gushin đến gặp bà Hiệu trưởng và nói rằng anh sẽ không tham gia vào việc giả mạo điểm số.

Bà hiệu trưởng không chấp nhận ý kiến của "Thầy giáo của năm". Không còn cách nào khác, Gushin liền chụp lại các trang sổ điểm và công bố trên trang cá nhân. Chính quyền sở tại ngay lập tức tiến hành kiểm tra. Và bà hiệu trưởng ngay sau đó đã bị cho thôi việc.

Thứ trưởng từ chức vì để xảy ra nhiều bê bối

Năm 2013, Nga đã bị ảnh hưởng bởi một vụ gian lận khá kỳ lạ khi học sinh ở các khu vực phía đông đã tiết lộ đề thi cho những học sinh ở khu vực khác trong cùng kỳ thi toàn quốc. Sở dĩ điều này có thể xảy ra bởi nước Nga trải dài trên 9 múi giờ nên kỳ thi toàn quốc không thể thực hiện đồng thời trên tất cả các vùng.

Vì vậy, học sinh ở Siberia và vùng Viễn Đông đã đưa chia sẻ đề bài trực tuyến để học sinh ở miền Tây nước Nga có thời gian tìm ra đáp án. Vụ bê bối đã ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục Nga khi có nghi ngờ các giáo viên và giám thị cũng tham gia vào việc gian lận. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã yêu cầu hủy kết quả của những thí sinh gian lận.

Vào thời điểm đó, bê bối này, cũng với một số scandal của ngành giáo dục Nga như 6 quan chức thuộc Bộ Giáo dục bị sa thải vì liên quan đến hơn 1.000 bằng cấp bất hợp pháp đã khiến ông Igor Fedyukin - Thứ trưởng Giáo dục từ chức.

 

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Bình luận mới nhất