| Hotline: 0983.970.780

Các tỉnh vung tiền chống hạn: Không cấy được, mới trồng cây khác!

Thứ Sáu 10/12/2010 , 08:57 (GMT+7)

Trước cảnh báo nguy cơ thiếu nước ở vụ ĐX tới, kế hoạch SX và phương án chống hạn các tỉnh có từ rất sớm.

Kế hoạch chuyển đổi cây trồng cần phải có từ sớm để dân chủ động, thay vì đến đâu tính đến đó

Trước cảnh báo nguy cơ thiếu nước ở vụ ĐX tới, kế hoạch SX và phương án chống hạn các tỉnh có từ rất sớm. Thế nhưng kế hoạch chuyển đổi cây trồng – giải pháp quan trọng để đối phó với hạn thì ngành trồng trọt khẳng định: đầu vụ có nước dân cứ cấy, lúc nào không có nước cấy nữa thì mới trồng cây khác!

Vụ ĐX 2010-2011 Ninh Bình cũng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng không kém gì Hà Nam. Từ nay đến khi cấy xong vụ ĐX, nếu trời không có mưa bổ sung thì các huyện miền núi như Nho Quan, TX Tam Điệp... sẽ có nguy cơ vừa cấy xong là hết nước! Tại 3 huyện ven biển gồm Kim Sơn, Yên Mô và Yên Khánh, nguồn nước chủ yếu phải trông chờ vào việc lấy nước từ sông Hồng qua sông Đào (đi tắt qua tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập mặn tại các vùng này còn đáng ngại hơn.  

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Bình thì vụ ĐX 2009-2010, có thời điểm mặn đã xâm nhập sâu vào hệ thống sông Đáy, sông Vạc từ 15-20km với độ mặn từ 20-250/00 (so với độ mặn cho phép dưới 10/00). Độ mặn tăng quá cao ở khu vực cửa sông đã làm trên 200 hecta lúa gần như mất trắng. Dự báo năm nay, nếu việc lấy nước sông Hồng qua sông Đào để dự trữ vào sông Đáy gặp khó khăn, thì việc xâm nhập mặn có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Vụ ĐX tới, Ninh Bình sẽ có khoảng hơn 9.000 hecta lúa và hoa màu có khả năng sẽ thiếu nước. Trước tình hình này, ngành nông nghiệp Ninh Bình dự tính sẽ chi hàng chục tỉ đồng để chống hạn (riêng nạo vét kênh mương là trên 7 tỉ đồng). 

Ông Bùi Trọng Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Ninh Bình lo ngại: những vùng khác nếu thiếu nước vẫn có thể chuyển đổi từ lúa sang cây trồng cạn. Còn nếu độ mặn quá cao, và giả như các năm sau tình hình vẫn không cải thiện thì các diện tích ven biển chỉ còn cách... bới đất lên nuôi thủy sản mà thôi! Bởi ngoài trồng cói ra, gần như chưa có loại cây gì chịu được mặn. Mà cây cói thì hiện dân chẳng còn mặn mà gì.  

Đem lo ngại của ông Vinh về việc nếu những năm tới, nước cho SXNN sẽ càng khó khăn hơn, không trồng lúa được nữa phải làm thế nào? Ông Nguyễn Hữu Vinh, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT) Ninh Bình lắc đầu nguây nguẩy kêu khó rằng, chủ trương của tỉnh là bằng mọi giá phải quyết giữ vững và giành thắng lợi đối với hơn 40 nghìn hecta đất lúa hai vụ. Có chuyển đổi thì chuyển các diện tích đất lúa một vụ. Nhưng muốn dân chuyển đổi từ lúa sang trồng màu đâu có dễ. Bởi mấy vùng trũng, đầu vụ thiếu nước mình bảo dân chuyển sang trồng màu, nhưng tới giữa vụ, trời nó mưa cho một trận mất sạch thì ai chịu trách nhiệm?  

Ông Đinh Văn Thoại – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phú (huyện Nho Quan, Ninh Bình):  

“Vụ ĐX tới, SXNN của Văn Phú chỉ dựa vào 4 hồ chứa nước. Nếu không có mưa bổ sung, thì khả năng cuối vụ gặp hạn là cầm chắc. Năm nay, xã ra kế hoạch chuyển đổi 156 hecta (trong tổng số 480 hecta) sang trồng màu thay lúa. Chúng tôi có khả năng chuyển đổi thêm được 100 hecta nữa. Dân ủng hộ việc chuyển đổi chứ chẳng khó khăn gì. Có điều cần có chính sách hỗ trợ giống, bao tiêu sản phẩm... đối với các diện tích chuyển đổi”

Ông Vinh gút lại: “Thực tế thì ở những vùng thường xuyên thiếu nước như Nho Quan, Tam Điệp... dân thấy đầu vụ vẫn có nước cấy thì cứ xoay sở thế nào cấy xong đã. Cấy xong rồi, trời có mưa không, thủy điện có xả thêm nước vào sông hay không thì đó là trách nhiệm của ngành thủy lợi lo. Chủ trương chuyển đổi lúa sang màu khi gặp hạn năm nào chả có, nhưng thực tế thì đầu vụ dân cứ cấy, chỉ khi không có nước cấy nữa thì dân mới mới sang trồng màu. Mà có nhà, họ nhỡ mua giống lúa rồi, nên thiếu nước cũng cố cấy bằng được”.

- Bên thủy lợi bảo đầu vụ, ngành trồng trọt đã ngồi lại nắm tình hình vùng nào khả năng bị thiếu nước. Lịch thời vụ, kế hoạch SX tỉnh đã có rất sớm. Ngành trồng trọt phải tham mưu cho tỉnh ra kế hoạch chỉ đạo dân ngay từ đầu để họ chủ động chứ? – chúng tôi đặt vấn đề. 

Trả lời câu hỏi này, ông Vinh bảo, kế hoạch SX là một chuyện, nhưng mỗi huyện cũng đều có kế hoạch SX riêng nên chồng chéo. Thế nên tới thời điểm này sắp gieo mạ rồi, nhẽ ra diện tích nào phải chuyển đổi, đáng ra dân phải biết và nhất trí xong xuôi thì hiện các huyện vẫn đang rà soát, đánh giá vùng có nguy cơ thiếu nước! Ông Vinh tiếp: Xét một khía cạnh khác, bây giờ có Quyết định 142 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ thiên tai dịch bệnh rồi. Nhỡ có mất mùa vì hạn, thì cũng đã có TƯ hỗ trợ.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất