| Hotline: 0983.970.780

Cách chế biến một số loại thuốc trừ sâu sinh học

Thứ Hai 19/03/2018 , 15:50 (GMT+7)

Với phương pháp SX rau hữu cơ thì chuyện sử dụng thuốc trừ sâu hoá học là một điều cấm kị vì những yêu cầu rất nghiêm ngặt về sự an toàn đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Tuy nhiên đã trồng rau thì sẽ có sâu hại, mức độ hại nặng, nhẹ còn tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết và thời vụ trồng, tuỳ thuộc vào loại rau canh tác mà có các loại sâu hại đặc trưng.

15-07-07_dsc_6825
Trong sản xuất rau, sâu bệnh là nỗi lo lớn nhất

Do vậy, cần thiết phải có một số biện pháp bảo vệ thực vật mang tính sinh học, ít hoặc không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

Qua thực tế tại các trang trại trồng rau thì ngoài các thuốc trừ sâu sinh học có bán sẵn trên thị trường như các loại dầu khoáng SK Enspray 99EC, dầu khoáng Đầu Trâu Bio hopper 270EC, các thuốc có nguồn gốc anbamectin, thuốc gốc cúc… thì vài năm gần đây một số nhà nông còn tự chế ra những sản phẩm thuốc trừ sâu sinh học giá rẻ mà hiệu quả cũng tương đối cao. Những loại thuốc này về cơ bản có thể diệt tới 85 - 90% lượng sâu hại trên rau mà chi phí có thể giảm tới 45 - 50%.

Hiện nay có nhiều cách chế thuốc trừ sâu sinh học, có thể kể đến là phương pháp sử dụng các loại cây cỏ có độc tốt đối với sâu hại hay những biện pháp khác như sử dụng thuốc lào, sử dụng vỏ trứng…

Việc sử dụng các loại cây cỏ có chứa chất độc có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ cây trồng mà không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, không làm ô nhiễm môi trường và đặc biệt có thể tự làm lấy để sử dụng.

Trong các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt… có chứa hàm lượng axit có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ hại cây trồng và có thể tiêu diệt chúng. Trong rễ của cây thuốc lá; trong lá và thân của cây xoan, cây thuốc lá; trong lá của cây cà chua có chất Alkaloids; trong hạt của quả na, hạt củ đậu… có chứa những độc tố đối với sâu bệnh hại. Sử dụng thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng diệt trừ sâu hại.

* Một số phương pháp chế biến đơn giản mà ai cũng có thể tự làm như sau:

- Ngâm rượu, cồn: Thu hái cây cỏ, rau có chứa độc tố như cà chua, gừng, tỏi, ớt… Rửa sạch, thái nhỏ thành lát hoặc cắt chỉ, ngâm rượu hoặc cồn trong xô, chậu… trong một thời gian tuỳ từng loại, thường ngâm trong 3 - 7 ngày để có đủ lượng độc tố cần thiết. Sau khi ngâm lọc chắt lấy nước trong rồi hoà thêm nước đem phun.

- Đun sôi: Rửa sạch cây cỏ, thái nhỏ, đun sôi 1 - 2 giờ, nấu xong gạn lấy nước để nguội, khi phun hoà thêm nước lã.

- Ép (chiết xuất): Rửa sạch cây, cỏ ngâm vào nước khoảng 15 phút sau đó cho vào giã hoặc xay lấy nước đem phun.

* Chế biến dùng cho quy mô gia đình:

- Chế biến từ tỏi: Dùng 2 - 3 củ tỏi to bóc sạch vỏ, giã nghiền nát pha với 2 cốc nước, ngâm 1 ngày, sau đó lấy ra lọc nước cốt, pha với 4 lít nước, cho vào bình tưới đem phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến từ ớt: Chọn khoảng 10 quả ớt chỉ thiên cay, nghiền nát bằng máy hoặc giã nát bằng cối, ngâm ớt qua một đêm, sau đó lọc lấy nước cốt, pha với 1 lít nước, cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến từ lá cà chua: Chọn ra khoảng vài chục lá cà chua, nghiền nát rồi ngâm với khoảng 2 cốc nước qua đêm, gạn lấy nước trong pha thêm 2 cốc nước, sau đó cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

- Chế biến hỗn hợp gừng, tỏi, ớt, giềng: Chuẩn bị nguyên liệu vừa đủ, rửa sạch, nghiền nát các loại củ, quả này sau đó đem ngâm rượu hoặc cồn trong khoảng 15 ngày để các chất cay, nóng ngấm đều với nhau, gạn lấy nước trong và chỉ cần pha loãng với nước lã là có thể phun lên cây trồng.

Đây là loại hỗn hợp bao gồm chất cay, nóng của ớt, tỏi, gừng, giềng, rượu… nên khi phun loại dung dịch này sâu co mình lại và chết rất nhanh, có thể tiêu diệt được 85 - 90% sâu hại. Thời gian bảo quản và sử dụng thuốc tự chế này lên tới 4 - 5 tháng.

- Chế biến từ thuốc lào (nếu không có lá thuốc lào thì có thể sử dụng thuốc lá): Dùng một gói thuốc lào hoặc một bao thuốc lá đem ngâm trong nước ấm 1 đêm, lọc lấy nước và thêm vào một thìa cà phê nước rửa bát, hoà dung dịch đó với 4 - 8 lít nước cho vào bình tưới phun lên cây bị bệnh. Phun khi trời mát và đều các mặt lá cả trên, dưới, thân và gốc cây.

* Phương pháp sử dụng: Tùy theo đối tượng sâu hại trên từng loại cây trồng mà sử dụng nồng độ đặc hoặc loãng khác nhau. Khi pha chế các loại thuốc từ cây cỏ có thể cho thêm ít xà phòng, nước rủa bát… hoặc dầu khoáng nhằm làm tăng độ bám dính của thuốc. Những loại thuốc chế biến từ cây cỏ rất phù hợp để tiêu diệt các loại sâu hại rau nhằm tạo ra các sản phẩm rau, quả an toàn.

* Phương pháp nhận biết các loại cây cỏ có khả năng diệt côn trùng:

- Quan sát qua chất dịch (nhựa) của cây: Nếu nhựa cây có mùi nồng, làm da người bị dị ứng nóng hoặc mẩn ngứa thì dịch của cây đó có chứa độc tố (cây thuốc lá, hạt củ đậu…).

- Ngửi mùi: Những cây có chứa chất độc đều có mùi nồng, hắc, cay… khó ngửi (lá và vỏ của cây xoan, lá cây thuốc lá, thuốc lào, cây cà độc dược…).

- Theo dõi những loài động vật nhỏ sống xung quanh cây như nhện, kiến… Nếu không có những động vật nhỏ sống quanh cây và dùng cây làm thức ăn thì có thể nhận định cây đó có chứa chất độc và có thể dùng làm thuốc trừ sâu (riêng cây thuốc lá, thuốc lào vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).

* Ưu điểm: Với các cách làm trên thì chúng ta hoàn toàn có thể tự chế thuốc trừ sâu sinh học từ các loại cây cỏ hàng ngày để diệt trừ sâu bệnh hại rau mà không nhất thiết phải dùng đến biện pháp hoá học. Nếu phòng trừ sớm có thể diệt trừ tới 85 -90% sâu hại, giúp rau phát triển tốt, đạt năng suất cao.

Nguyên liệu làm thuốc trừ sâu sinh học rất dễ kiếm, giá rẻ, tiện lợi, cần càm lúc nào là có lúc đó, không lo hết hạn sử dụng, không lo dự phòng. Phun bằng thuốc trừ sâu sinh học tự chế không cần cách ly hoặc chỉ cách ly 1 - 2 ngày cho bớt mùi mà không sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ.

 

(tổng hợp)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm