| Hotline: 0983.970.780

Cách điêu khắc lên bề mặt thủy tinh

Thứ Năm 31/10/2013 , 10:06 (GMT+7)

Làm thế nào để khắc được hoa văn lên bề mặt của thủy tinh?

* Làm thế nào để khắc được hoa văn lên bề mặt của thủy tinh?

Tạ Ngọc Huy, Cái Bè, Tiền Giang

Theo thông tin trên mạng hoachatonline thì xung quanh chúng ta hàng ngày vẫn hay thấy các đồ vật, công nghệ phẩm bằng thủy tinh có khắc chạm nhiều hoa văn, hình vẽ rất tinh xảo.


Ảnh minh họa

Thủy tinh vốn cứng, lại rất trơn nên rõ ràng việc chạm khắc lên nó quả là một việc rất khó. Muốn chạm khắc các hoa văn trên bề mặt thủy tinh, trước tiên ta quét đều đặn lên bề mặt thủy tinh một lớp parafin. Sau đó ta chạm trổ các hình hoa văn lên lớp parafin đó, làm cho phần thủy tinh cần khắc sẽ lộ ra.

Sau khi khắc, trổ xong người ta dùng một lượng axit Fluohidric (HF) quét, bôi nhẹ nhàng lên lớp parafin; chất này gặp phần thủy tinh lộ ra do chạm khắc liền ăn mòn và tạo nên hoa văn trên thủy tinh. Có một số sản phẩm thủy tinh sau khi dùng axit Fluohidric (HF) làm xong công việc điêu khắc lại gia công thêm màu sắc rực rỡ làm cho tác phẩm điêu khắc trên thủy tinh càng thêm lộng lẫy, đẹp mắt.

Phản ứng xảy ra theo công thức: HF + SiO2 ===> SiF4 + H2O. Axit Fluohidric (HF) có khả năng ăn mòn thủy tinh. Chính vì vậy trong phòng thí nghiệm, axit Fluohidric (HF) không đựng trong bình thủy tinh được, thường đựng trong bình bằng chì hay bằng nhựa.

* Tại sao khi thắp hương người ta thường dùng 3 nén?

Võ Hồng Minh, Thủy Nguyên, TP Hải Phòng

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang giải thích: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).

Khi lập bát hương, gia chủ lên chùa lễ phật xin cốt bát hương. Cốt bát hương gồm có thần chủ viết bằng chữ Hán và một gói thất bảo tức bảy vật báu gồm vàng, bạc, lưu ly, mã não, sa cừ, phục linh và san hô. Nhà bình dân có thể thay gói thất bảo bằng một gói giấy trang kim ngũ sắc. Cốt bát hương đặt sát thành trong bát hương. Trong thực tế có khi chỉ cần thắp 1 nén để cho khói trong phòng không quá nhiều, cũng có khi thắp liền 5 hay 7 nén, cốt sao có số lẻ là được.

Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau. Chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết.

Theo lịch sử ghi lại, việc đốt hương nhang bắt nguồn từ khoảng năm 3700 BC (cách đây khoảng 5700 năm), từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 AD vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức đốt hương nhang được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng.

Có thể nói hình thức đốt hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách đốt hương. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt hương nhang đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

* Tôi muốn hỏi sợi tơ trời là gì?

Nguyễn Viết Hùng, Phong Điền, Thừa Thiên-Huế

Trong lời bài hát "Chị tôi" của nhạc sĩ Trọng Đài có mấy câu: Ngày chị sinh, trời cho làm thơ. Vấn vương với sợi tơ trời. Tình riêng bỏ chợ. Tình người đa đoan. Thơ Vũ Nam có mấy câu Hoa xoan trắng tím mái hiên, Quen quen, lạ lạ triền miên hương đời, Vấn vương mấy sợi tơ trời, Hoa xoan lả tả, tình ơi nhạt nhòa... Thơ Thanh Tịnh có đoạn: Còn nhớ hôm xưa độ tháng này, Cánh đồng xào xạt gió đùa cây. Vô tình thiếu nữ cùng ta ngắm, Một đoạn tơ trời lững thững bay.

Thực ra thì tơ trời là sự kết hợp của ánh nắng mặt trời và không khí. Các hiện tượng phản xạ, khúc xạ hay tán xạ ánh sáng tạo nên một vẻ lung linh huyền ảo giống như các sợi tơ khi chúng ta nhìn vào.

* Trong các bản tin dự báo thời tiết thường nói “mưa rào và dông rải rác”, có lúc lại nói “mưa rào và dông vài nơi”, hai khái niệm này khác nhau thế nào?

Phan Đình Toán, Bến Cát, Bình Dương

Các chuyên gia về khí tượng trả lời là khi 1/3 trở xuống các trạm đo khí tượng báo mưa thì dùng thuật ngữ chuyên môn là mưa vài nơi, còn 2/3 các trạm báo về thì gọi là mưa rải rác.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.