| Hotline: 0983.970.780

Cách Hà Nội chục cây số, 4 tháng sống trong bóng tối

Thứ Hai 09/09/2019 , 10:40 (GMT+7)

Nhiều hộ dân thôn Chí Trung (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), chỉ cách Thủ đô Hà Nội chục cây số bị cắt điện suốt 4 tháng nay, đành sống trong bóng tối, cuộc sống vô cùng khổ sở, khó khăn…

Cắt điện 4 tháng trời

Theo người dân, đất mà các hộ dân thôn Chí Trung đang sinh sống có nguồn gốc là đất nông nghiệp, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ những năm 1993. Các hộ dân khi nhận đất đã trồng cây lâu năm, cây ăn quả, canh tác ổn định, không tranh chấp.

Nhiều hộ dân phải bỏ hoang đất do làm nông nghiệp kém hiệu quả, không có đường dẫn nước tới tiêu.

Ông Ngô Văn Mai, một trong những hộ dân bị cắt điện cho biết: Ngày 23/5/2012, UBND huyện Văn Lâm ban hành Quyết định số 1371A/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng NTM ở xã Tân Quang đến năm 2020. Theo đó, khu vực mà các hộ dân sống, kinh doanh sẽ được chuyển đổi sang đất kinh doanh dịch vụ. Hơn nữa, khu vực này đang ô nhiễm, không thể trồng trọt được.

Do vậy, các hộ dân nhiều lần có đơn đề nghị gửi UBND xã, huyện xin được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất kinh doanh thương mại, dịch vụ phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống, an ninh, chính trị trên địa bàn xã Tân Quang.

Bà Ngô Thị Nhường, một hộ dâncho hay: Lý do các hộ dân đề nghị được chuyển đổi mục đích sử dụng là do diện tích đất nông nghiệp không thể canh tác, làm nông nghiệp kém hiệu quả do ô nhiễm môi trường tại các nhà máy, khu công nghiệp bên cạnh. Các hộ dân đã tìm mọi cách khắc phục nhưng không được.

Việc đề nghị chuyển đổi phù hợp với định hướng phát triển nông thôn đến năm 2030; định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Tân Quang đã được cấp trên phê duyệt. Mặt khác, thời gian qua, các hộ dân đã đầu tư xây dựng các công trình sử dụng trên đất ổn định, không có tranh chấp.

Bên cạnh đó, ngày 11/10/2017, UBND huyện Văn Lâm có Thông báo số 728/TB-UBND về việc xử lý, giải quyết đơn thư, đã hướng dẫn các hộ dân liên hệ với UBND xã Tân Quang đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất.

Các hộ dân đã có đơn đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất gửi đến các cấp chính quyền. Thậm chí, đã cam kết tự nguyện tháo dỡ công trình trên đất, trả lại mặt bằng khi không được chuyển đổi nhưng đề nghị của các hộ dân đến nay vẫn chưa được hồi đáp.

“Thay vào đó, ngày 17/4/2019, UBND xã Tân Quang lại bất ngờ thông báo tạm ngừng cấp điện đối với các hộ dân thôn Chí Trung để bảo đảm an toàn về điện trong thời gian cưỡng chế. Và tính đến nay, chúng tôi đã bị cắt điện 4 tháng rồi.

Ngày 8/5/2019, UBND xã Tân Quang cũng ban hành thông báo về việc tổ chức cưỡng chế, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với 12 hộ gia đình tại thôn Chí Trung. Tiếp đó, UBND xã Tân Quang ban hành các quyết định cưỡng chế, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với các công trình trên đất của các hộ dân, đồng thời nhiều lần tổ chức cưỡng chế tháo dỡ nhà của các hộ dân”, ông Mai chia sẻ.
 

Sống chung với bóng tối

Theo ông Mai mất điện, các doanh nghiệp không thể sản xuất, tổn thất kinh tế vô cùng lớn, rồi những hộ gia đình làm trang trại nuôi trâu bò, gà lợn, thiếu điện không biết xoay sở thế nào. 

08-31-09_nh_2
Những bóng đèn điện đã gần 4 tháng nay chưa phát sáng.

“Người dân sống giữa thế kỉ 21 mà như thời cổ xưa, không điện, không nước sinh hoạt, vật nuôi thì chết dần chết mòn. Các cháu nhỏ phải học bằng đèn dầu, mùa hè nóng nực đến 40 độ mà trong nhà không có điện thử hỏi sống làm sao”, ông Mai nhấn mạnh. 

Anh Nguyễn Văn Hiểu, một gia đình bị cắt điện khác chia sẻ, gần 20 hộ dân sử dụng đất kinh doanh thuộc thôn Chí Trung (diện bị cưỡng chế, tháo dỡ nhà ở) đã bị cắt điện. Trong các đợt nắng nóng cao điểm vừa rồi, người dân đánh vật với nhiệt độ, có thời điểm lên đến 42 độ C.

Điện thì không có, bà con toàn phải dùng quạt tay, thắp sáng bằng nến và các loại đèn dầu, đèn tích điện. Nhà nào có điều kiện thì mua bình tích điện để phát sáng vào lúc ăn cơm, sau là phải tắt luôn. Cũng từ ngày bị cắt điện, các gia đình phải đi ngủ sớm hơn, sáng tranh thủ dậy sớm.

“Từ ngày quyết tâm bán đất ở làng chuyển ra đây gia công cặp da, túi sách, gia đình đã phải vay ngân hàng 700 triệu đồng. Nhưng làm ăn chưa được bao lâu thì gặp phải tình cảnh này, hơn chục công nhân nghỉ hết do không có điện làm việc. Hiện nhà tôi đang phải ôm khoản nợ gần 500 triệu, mỗi tháng trả lãi hơn 4 triệu đồng.

Điện thì không có, suốt ngày sống trong cảnh tăm tối, cực khổ, nhiều lúc nghĩ mà chán nản. Nhưng vì con nhỏ, hai vợ chồng đành bán máy móc trả nợ được phần nào hay phần đó và làm nhựa thuê cho các hộ khác”, anh Hiểu tâm sự.

08-31-09_nh_3_2
Ắc quy là nguồn điện duy nhất của gia đình anh Hiểu.

Ngoài gia đình anh Hiểu, còn có 5 - 6 gia đình diện chính sách. Đáng chú ý là nhà bà Đỗ Thị Nha, nay đã 82 tuổi, có con trai ngoài 50 tuổi tật nguyền. Sau khi ngôi nhà duy nhất bị cưỡng chế, phá dỡ, mẹ con, bà cháu bà Nha phải đi ở nhờ nhà họ hàng.  

Bà Nha thì già yếu, trông chờ vào gian quán. Nhưng giờ gian quán đã bị tháo dỡ, hoàn cảnh đã khó khăn lại khó khăn hơn, cả nhà phải đi ở nhờ trong gian nhà mái tôn dưới cái nóng hơn 40 độ C trong những ngày nắng nóng vừa qua…

Để tìm hiểu thêm sự việc, PV Báo NNVN đã đến UBND xã Tân Quang liên hệ làm việc nhưng lãnh đạo xã đang bận họp. Chúng tôi để lại số điện thoại để liên hệ làm việc nhưng hơn chục ngày qua không thấy UBND thông tin lại, gọi điện, nhắn tin cho Chủ tịch UBND xã đều không phản hồi…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất