| Hotline: 0983.970.780

Cách làm cho đu đủ thấp cây

Thứ Tư 09/04/2008 , 07:00 (GMT+7)

Để hạn chế bớt chiều cao cây đu đủ nhiều nhà vườn ở các nước như Thái Lan, Malaisia, Đài Loan… có kinh nghiệm trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như uốn cong cây, ghép đu đủ nhằm giảm chiều cao cây tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hái.

Những kinh nghiệm này đã được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu, thử nghiệm thành công trong những năm gần đây. Cận tôi xin ghi lại để bà con nông dân các nơi tham khảo, áp dụng thử.

Phương pháp ghép đu đủ

- Có 3 loại mắt ghép được chọn ghép cho đu đủ tốt nhất là: mắt ghép lấy từ chồi ngọn của cây con; mắt ghép lấy từ đốt thân bên dưới chồi ngọn cây con có chứa từ 2-3 mầm lá và mắt ghép lấy từ cây mẹ đã cho trái. Sau khi cây đã cho tráI, người ta dùng các chất điều hòa sinh trưởng như GA3 hay GA3 + BA phun lên thân giúp cho cây phát triển nhiều chồi non để khai thác mắt ghép.

- Cách ghép: Ngâm hạt trong nước ấm từ 10-12 giờ, để ráo, sau đó gieo hạt trong bầu đất có kích thước 10 x 15cm để làm cây gốc ghép. Có thể chọn các giống đu đủ thuần của từng địa phương có khả năng thích ứng tốt với điều kiện đất đai, khí hậu và khả năng kháng bệnh cao để làm gốc ghép. Khi cây con có đường kính khoảng 7-10mm là có thể tiến hành ghép được. Dùng dao lam cắt ngang thân cây gốc ghép, chừa lại khoảng 5-7cm, sau đó chẻ dọc thân gốc ghép khoảng 1,5-2cm. Cắt vát chồi ghép theo 3 loại chồi như đã nêu trên rồi ghép vào thân gốc ghép đã chẻ đôi theo kiểu ghép nêm. Có thể dùng dây ghép chuyên dụng tự hủy hoặc dùng kẹp giữ chặt chồi ghép và gốc ghép, để cây nơi thoáng mát, không tưới nước cho đến khi thấy chồi phát triển ở nách lá là cây đã tiếp hợp và sống. Tháo kẹp ra và tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây nhanh phát triển. Tiếp tục chăm sóc bằng cách tưới thêm phân thúc, phòng trừ sâu bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao khoảng 40-50cm, bộ lá đã ổn định thì đem trồng.

Uốn cong cây

Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây hoặc sử dụng phương pháp ghép ra, người ta còn biết áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây. Với phương pháp này thì các cây con được trồng trên luống cao 30-40cm, rộng từ 1-1,2m. Khi cây con cao khoảng 30cm thì bắt đầu tiến hành uốn cong cây, làm cho phần thân gần gốc tọa thành một góc khoảng 300 so với mặt luống. Chú ý: uốn cong từ từ, tránh làm gãy thân, xước vỏ và dùng cọc và dây mềm để buộc cố định cho đến khi cây phát triển ổn định. Với phương pháp này có thể làm cho cây có dạng thấp, ít tốn công chăm sóc, thu háI và đặc biệt có thể tăng được mật độ trồng nên năng suất và lợi nhuận sẽ tăng theo.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.