| Hotline: 0983.970.780

Cách làm của một nông dân Trung Quốc

Thứ Tư 16/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Một nữ nông dân giàu lên bằng cây ngô, được phong danh hiệu nhà khoa học nông nghiệp. Mới học hết cấp 3, nhưng “dưới trướng” của bà có nhiều người là thạc sỹ, kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành. Bà là Địch Diên Cử, còn được nông dân ưu ái ca ngợi – Bà hoàng trồng ngô.

Địch Diên Cử - Bà hoàng trồng ngô
Trong loạt bài này, chúng tôi xin giới thiệu cách làm, cách nghĩ của nông dân một vài nước trong khu vực như để “biết mình biết người”, một cách làm hay để mỗi chúng ta tham khảo… 

>> Giấc mơ Hoành Vinh
>> Khoa học kỹ thuật ư? Kệ!
>> Đối lập trên cùng vùng đất
>> Chán học nông nghiệp
>> Bán cả... ''cần câu''
>> Đất bỏ hoang vẫn phải đi... mua rau
>> Nông dân - Khi nào chuyên nghiệp?

Không cam chịu số phận 

Một nữ nông dân giàu lên bằng cây ngô, được phong danh hiệu nhà khoa học nông nghiệp. Mới học hết cấp 3, nhưng “dưới trướng” của bà có nhiều người là thạc sỹ, kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành. Bà là Địch Diên Cử, còn được nông dân ưu ái ca ngợi – Bà hoàng trồng ngô.  

Ngày 9/1/2009, sau khi nghiên cứu thành công và cho ra mắt giống ngô Kim Hải số 5, bà Địch Diên Cử được vinh dự mời tới Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc nhận giải nhì về cá nhân đạt thành tích trong nghiên cứu khoa học. 

Tâm sự về tâm trạng của mình khi đó, bà Địch cho biết: “Khi bước xuống từ bục nhận giải, tôi chỉ có cảm giác rằng mình đã thực hiện được giấc mơ nhiều năm nay của một người nông dân”. 

Báo chí Trung Quốc gọi bà là Tam vị nhất thể - một người phụ nữ, một nông dân, một nhà khoa học cùng hội tụ trong một con người cụ thể. 

Tháng 7/1981, do suy nhược thần kinh nặng, thiếu nữ Địch Diên Cử khi đó mới 20 tuổi đành ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ thi đại học. Nhiều người tiếc cho cô, bởi thành tích học tập của cô thuộc loại xuất sắc trong lớp. Trong số hơn 50 bạn học cùng lớp, chỉ có 3 người thi trượt, nhưng Địch Diên Cử còn không có cơ hội để… thi trượt. 

Về quê tại huyện Lai Châu tỉnh Sơn Đông làm việc nhà nông một thời gian, vận may đến với Địch khi cô được nhận vào một trạm thực nghiệm giống ngô. Công việc chính là nghiên cứu về phân bón và kỹ thuật trồng trọt ngô. Thời đó, huyện Lai Châu – nơi nổi tiếng về cung cấp giống ngô cho cả Trung Quốc đều trồng ngô Dịch Đơn số 2. Một cân giống ngô này có giá 2 Nhân dân tệ (NDT – tương đương 2.500 VNĐ), cao gấp bốn lần giống ngô thông thường. 

Mười năm sau, Địch Diên Cử chuyển tới một viện nghiên cứu tư nhân, cũng chuyên về cây ngô. Lúc này, trong đầu cô đã có kiến thức cơ bản về cây ngô. Tuy nhiên, cái khó là bản thân cô chưa có trong tay một giống ngô hay một thương hiệu của riêng mình. “Lúc đó tôi muốn có gì đó đột phá hơn, nhất định phải tạo ra giống ngô của riêng tôi”, Địch nhớ lại. 

Do đặc điểm khí hậu, miền bắc Trung Quốc chỉ có thể trồng một vụ ngô/ năm. Chỉ có vùng Hải Nam là trồng được ba vụ/ năm, điều này khiến Địch quyết tâm rời quê nhà, một mình đi tới Hải Nam trồng 17 mẫu ngô (một mẫu Trung Quốc bằng 1/15ha). Một năm sau, bà thành công cho ra đời giống ngô Kim Hải số 1. Chín năm sau đó, lần lượt các giống ngô Kim Hải từ số 1 tới số 5 ra đời, tạo kỷ lục sản lượng 1146.74kg/ mẫu.

Chịu thương chịu khó 

Khi Địch Diên Cử mới tới Bắc Kinh, vài phóng viên nữ khen chiếc áo lông cừu của bà rất thời trang, Địch cười trả lời: “Đây là con gái tôi dẫn tôi đi mua. Thú thực là tôi cảm thấy không thoải mái lắm với chiếc áo này, nó không cho tôi sự tự tin như khi mặc đồ nhà nông”. Bà thẳng thắn thừa nhận mình không phải mẫu phụ nữ biết trang điểm, về khoản này, bà tự gọi mình là “có đôi mắt rất nông dân khi làm đẹp”. 

Trò chuyện về việc trồng ngô, bà Địch cho biết: “Không phải nông dân chính gốc, đừng nghĩ tới chuyện trồng ngô. Nghề này, càng nắng nóng càng phải ra đồng, càng mưa gió cũng càng phải ra đồng. Vượt qua được gian khổ đó thì mới có thành công”.  

Một ngày 24 tiếng, Địch không bao giờ rời ruộng trừ khi có việc cấp bách và bà luôn gánh lấy những công việc nặng nhọc, khó khăn nhất. Mỗi khi mưa nắng, bà là người đầu tiên chạy tới xem cây ngô đã được che chắn đúng cách chưa. Bà cũng nổi tiếng là người tiết kiệm. Một năm bà chỉ có hai bộ quần áo nhà nông cùng vài bộ quần áo để tiếp khách, mỗi bộ chưa tới 100 NDT!

Sát ruộng của mình, Địch cho xây một căn nhà nhỏ để tiện theo dõi, ghi số liệu và canh chừng không cho chim chóc ăn mất ngô trong những giai đoạn phát triển quan trọng. Nhóm chuyên gia của bà có hai tiến sỹ, và nhiều kỹ sư nông nghiệp chuyên ngành, nhưng tất cả mọi công việc đều do bà dẫn đầu! Địch tâm sự: “Không phải do sợ lộ bí mật tạo giống đâu. Thực sự tôi rất trân trọng kiến thức của những chuyên gia trong viện của tôi. Bởi cái tôi có chủ yếu đến từ thực nghiệm, không có hệ thống và bài bản như họ”. Điều kiện quan trọng nhất khi tới làm việc với bà, đó là khả năng chịu khó chịu khổ, và phải xuất thân từ nông dân! 

Tiết lộ về bí quyết thành công của mình, Địch Diên Cử cho biết, đầu tiên là vì bản thân bà có niềm đam mê với trồng trọt, có ước mơ to lớn, và cuối cùng bà có tố chất của một người xuất thân từ nhà nông: không ngại vất vả, dám lăn xuống ruộng! 

Hướng cho con mê ruộng 

Thành công rực rỡ trong sự nghiệp, nổi tiếng và được yêu mến, song trong lòng Địch Diên Cử vẫn có những nỗi buồn khó nguôi ngoai. Đầu tiên là giấc mơ đại học còn dang dở. Mỗi khi được hỏi về bạn bè cùng lớp, Địch say mê kể về con đường học hành của họ, trong mắt ánh lên sự ngưỡng mộ với những người được đặt chân vào giảng đường đại học.  

Nỗi buồn thứ hai, là việc phải xa chồng con trong suốt nhiều năm. Bà và chồng có hai cô con gái, nhưng hình bóng Địch Diên Cử trong mắt hai con là rất mờ nhạt: “Mỗi khi tôi về, chúng đều chỉ nhìn từ phía xa, chỉ thích nói chuyện với bố thôi”, Địch buồn rầu kể. 

Cách xa quê nhà hàng nghìn cây số, mỗi năm Địch chỉ về quê vài lần. Có những năm, bà chỉ ở cùng gia đình vào duy nhất đêm giao thừa. Cô con gái lớn từ nhỏ đã đảm đương việc nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Con gái út gần như tuổi thơ không có mẹ. Học nội trú trong trường song ngữ, cô con út mỗi tuần hai lần có người đưa tiền tiêu vặt, quần áo cần thay tới. Nói về con cái mình, Địch Diên Cử rơm rớm nước mắt: “Rất nhiều lần tôi thấy mình có lỗi khi đã không tròn trách nhiệm một người mẹ. Dù được chồng ủng hộ, nhưng làm một phụ nữ mà phải xa con, đó thực sự là điều kinh khủng”. 

Con gái lớn của Địch đã tốt nghiệp đại học, sẽ theo ngành nông nghiệp của mẹ, con út đang chuẩn bị thi tốt nghiệp cấp 3, Địch nói: “Con tôi có thể đam mê làm ruộng giống tôi, nhưng nhất định nó phải học hành tử tế. Tôi nghĩ, nông dân muốn giàu lên, không thể không có niềm đam mê với đồng ruộng được bổ trợ bởi kiến thức khoa học cơ bản!”. (Còn nữa)

Bên cạnh những nông dân biết cách làm ăn, vươn lên xóa đói nghèo và trở nên khá giả thì vẫn còn không ít người còn mang nặng tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Chúng tôi vẫn thường gọi các đối tượng trên mang trong mình căn bệnh “thăm căn cố đế”, tức là họ không muốn tiếp nhận cung cách làm ăn lớn, bỏ cái cũ, lạc hậu để thích ứng với những cái mới. Với họ, tư tưởng bằng lòng, an bài với số phận đè nặng lên cả trong cách suy nghĩ. Cũng mảnh ruộng, vườn cây, nhưng họ chỉ dừng lại ở mức độ có ăn, có mặc là dừng lại chứ không muốn vươn lên làm giàu. Thậm chí với họ cũng luôn duy trì lối làm ăn nhỏ lẽ, kể cả bảo thủ trong việc chọn giống mới đưa vào đồng ruộng. Khi đưa khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho họ học tập, học theo, làm theo (như việc thành lập tổ vay vốn, hưởng dẫn làm vườn, trồng rau...), họ lại thờ ơ, không muốn đồng tình, ngại làm và vì vậy thu nhập của họ thuộc diện hộ nghèo.

Phải nói rằng, chính sách của Nhà nước đối với hộ nghèo là cần thiết và tạo động lực cho nghười nghèo vươn lên. Tuy nhiên, nhìn lại thì chính sách này như là cho “con cá” chứ chưa phải trao cho họ “cần câu”.  Và họ bằng lòng với “con cá” được cho. Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân tạo cho một bộ phận nông dân có tư tưởng ỷ lại, trong chờ vào Nhà nước, tập thể... .

Ông Hoàng Trọng Thoan - Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Bình

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm