| Hotline: 0983.970.780

Cách phòng tránh ô nhiễm

Thứ Năm 08/03/2012 , 10:09 (GMT+7)

Cháu đang có bầu 8 tháng. Nhà cháu ở khu Văn Điển nên không khí ở đó vô cùng ô nhiễm. Giáo sư cho cháu hỏi làm thế nào để có thể tránh được điều này?

* Cháu đang có bầu 8 tháng. Nhà cháu ở khu Văn Điển nên không khí ở đó vô cùng ô nhiễm. Giáo sư cho cháu hỏi làm thế nào để có thể tránh được điều này để con cháu sinh ra không bị bệnh ạ?

Phan Cẩm Tú, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội 

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Tôi không rõ ở khu Văn Điển có sự ô nhiễm gì về không khí, nhưng nói chung ô nhiễm không khí gồm các phạm vi như sau:

Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx...

Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr

Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn

Các khí quang hóa: PAN, O3

Các chất lơ lửng: sương mù, bụi

Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ

Các bạn phải yêu cầu các cơ quan chức năng xác định xem ô nhiễm không khí ở khu vực đó thuộc loại gì để tìm cách khắc phục. Cơ quan nào gây ra ô nhiễm cần khắc phục nguyên nhân gây ra ô nhiễm theo Luật Bảo vệ môi trường. Mục 6 và 7 của điều 7 ở Luật này quy định: Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hoá vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép và gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép là những điều vi phạm Luật.

Phần lớn các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: Than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: Muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi. Đặc điểm: Nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau. Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4.

Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường. Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi, khí thải từ các nhà máy, xe cộ... Từng người tìm cách tránh tác hại ô nhiễm không khí khi sự ô nhiễm đó do các nhà máy gây ra vẫn tồn tại thì thật là khó quá.

* Tôi thấy bây giờ người ta hỏa thiêu rất nhiều thay vì chôn người đã khuất. Tôi muốn hỏi là hỏa thiêu như vậy có làm ô nhiễm bầu không khí không ạ?

Trần Thủ Liêm, Cao Lộc, Lạng Sơn

Việc hỏa táng là một phương pháp hiện đại mà cả thế giới đang sử dụng. Tại Đài hóa thân hòan Vũ (Văn Điển, Hà Nội) hiện áp dụng một kỹ thuật hỏa táng hiện đại với nhiệt độ 1200-1600 oC, sau khí có khí đen bay ra lại được xử lý tiếp thành khí trắng đã loại bỏ hết các khí có hại rồi sau đó mới đưa vào không khí. Tính an toàn đã thường xuyên được kiểm tra, quản lý bởi các cơ quan quản lý môi trường của thành phố Hà Nội.

Bạn muốn biết sâu hơn xin liên hệ qua điện thoại 04-36884422. Việc chôn vừa dẫn đến thiếu đất, vừa gây ô nhiễm nghiêm trọng đến các lớp nước ngầm. Chính vì vậy cho nên tại nhiều nước người ta đã bỏ hẳn việc địa táng đối với toàn bộ những người chết tại các đô thị. Chúng ta cần mở rộng hình thức hỏa táng tại nhiều Đài hóa thân hoàn vũ có chất lượng tương tự như chất lượng của Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.