| Hotline: 0983.970.780

Cách ủ thóc giống nẩy mầm đều

Thứ Tư 06/01/2010 , 11:04 (GMT+7)

Bà con nông dân cần tránh một số cách ủ thóc giống không đúng sau:

- Cho hạt giống no nước vào bao tải dứa có tráng nilon như các bao chứa phân hỗn hợp NPK, vì các bao loại này kín hơi làm cho thóc giống thiếu oxy, lúc nảy mầm rễ phát triển nhanh hơn mầm (rễ dài, mầm ngắn). Nên cho hạt giống vào bao tải gai, túi vải hoặc bao tải dứa không tráng nilon để ủ, khí oxy sẽ được cung cấp nhiều hơn, nên mầm phát triển cân đối, chất lượng mầm tốt hơn.

- Ủ thóc giống no nước vào đống tro gần bếp lửa, vì tro rất khô sẽ hút nước từ hạt giống, hạt giống thiếu nước khó nẩy mầm, mặt khác lúc đun nấu nhiệt độ đống tro ủ tăng cao nhưng khi không đun nhiệt độ đống ủ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh lại thấp, nhiệt độ ủ không ổn định cũng không thích hợp cho sự nảy mầm của hạt giống.

- Vùi thóc giống no nước vào đống phân chuồng, phân xanh đang ủ. Trong đống ủ phân chuồng, phân xanh do quá trình phân giải của vi sinh vật yếm khí sẽ sinh nhiệt, nhiệt độ có thể lên cao tới 60-70oC ở giữa đống phân ủ, trong quá trình phân giải chất hữu cơ có nhiều khí độc thoát ra trong lòng đống phân nên ảnh hưởng không tốt tới sự nảy mầm của hạt giống.

Tốt nhất vùi thóc giống no nước vào trong đống rơm rạ. Nếu trời rét, nhiệt độ ngoài trời <20oC vùi sâu vào trong lòng đống rơm rạ, những ngày trời ấm >25oC vùi nông hơn. Sau khi vùi 35-40 giờ lấy ra thăm thử, khi thấy một số hạt giống đã nứt nanh cần đảo đều đống thóc, vì khi thóc nảy mầm sẽ tự sinh nhiệt nên tiếp tục vùi lần sau nông hơn, tạo điều kiện cho tất cả các hạt giống nảy mầm đều.

Tùy theo phương pháp gieo mạ hay sạ hàng mà ta để độ dài mầm và rễ hạt giống hợp lý. Gieo mạ dược hay mạ dày xúc nên để mầm hơi dài, mầm dài bằng 1/3-1/2 hạt thóc, rễ dài bằng 1/2-3/4 hạt thóc là được. Gieo sạ hàng hay gieo mạ ném bằng khay nhựa nên để mầm ngắn hơn, bằng 1/4 hạt thóc, rễ dài bằng 1/3 hạt thóc, nghĩa là mầm “gai dứa” là được.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm