| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 24/07/2019 , 08:46 (GMT+7)

08:46 - 24/07/2019

Cái chuồng gà và nhà máy thủy điện

Cách đây mấy năm, nhà văn Hoàng Quảng Uyên (TP Cao Bằng) xây một cái chuồng gà rộng chừng 2m2 trong khuôn viên nhà mình ở TP Cao Bằng mà không xin phép.

Ngay lập tức, một đoàn cưỡng chế cả trăm người gồm đại diện của chính quyền và đủ các ban ngành, đoàn thể trong phường, dưới sự bảo vệ của công an và lực lượng an ninh phường, tay lăm lăm còng số 8, kéo xuống, đập phá cái chuồng gà đến không còn một viên gạch nào lành.

Vụ việc gây xôn xao dư luận, hầu hết các ý kiến đều ca ngợi chính quyền và các cơ quan chức năng của ta là hết sức tinh tường trong việc thực thi pháp luật, đến một con ruồi cũng không thể qua mắt.

Thế nhưng gần đây, dư luận lại được dịp xôn xao khi báo chí phát hiện ra một vụ việc khiến không ai có thể tin nổi đó là sự thật. Đó là việc nhà máy thủy điện Tà Thàng do Cty CP Điện Vietracimex Lào Cai xây dựng từ cuối năm 2008, đưa vào hoạt động khai thác từ tháng 10/2013, công suất 60MW, sản lượng điện bình quân đạt 276 triệu kWh.

Nhà máy thủy điện Tà Thàng.

Công trình này có đặc điểm là không có giấy phép xây dựng, không có hồ sơ xin cấp phép xây dựng; không được cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi xây dựng, công trình không thực hiện việc kiểm tra, không có giấy chứng nhận đạt chất lượng theo quy định hiện hành, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng không theo trình tự…

Tóm lại, là Cty CP Điện Vietracimex Lào Cai không có bất cứ một tờ giấy lận lưng nào. Và từ ngày đưa vào khái thác đến nay, doanh thu bình quân đạt 235 tỉ đồng một năm nhưng công ty không nộp một đồng thuế cho ngân sách.

Câu hỏi đặt ra là vì sao một nhà máy thủy điện, làm hết 2.000 tỉ đồng, việc xây dựng kéo dài suốt 5 năm, sử dụng một diện tích đất hàng ngàn ha, nhưng không có bất cứ một thủ tục lận lưng nào, mà vẫn hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác.

Hơn thế nữa, từ ngày khai thác đến nay đã gần 6 năm trời, vẫn không nộp một đồng thuế cho nhà nước, mà từ cơ quan có thẩm quyền đến các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai, từ địa phương đến tỉnh, vẫn không có bất cứ một động thái nào để ngăn chặn, xử lí? Cứ như thể công trình được xây dựng trên địa phận của tỉnh khác vậy?

Một cái chuồng gà diện tích chỉ vài ba m2, có giá trị chỉ dăm ba trăm ngàn đồng, được xây trên khuôn viên của một hộ dân chứ không phải lấn chiếm đất công, so với một nhà máy thủy điện có giá trị trên 2.000 tỉ đồng, chiếm diện tích hàng ngàn ha đất, thật chỉ là một cái lông trên mình một con voi, thế mà cái lông thì bị nhổ, còn con voi cứ ung dung chui lọt lỗ kim?

Phải chăng tất cả chỉ xoay quanh một chữ tiền? Chủ nhân của cái chuồng gà không chịu “xùy” tiền ra, nên chuồng mới bị đập, còn ngược lại?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm