| Hotline: 0983.970.780

Cái kết của Mặt Trời

Thứ Tư 10/07/2013 , 09:45 (GMT+7)

Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỷ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng.

* Xin hỏi có bao giờ mặt trời ngừng chiếu sáng mãi mãi không?

Đinh Thị Thu Hà, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Mặt trời là ngôi sao ở trung tâm hệ Mặt trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của hệ Mặt trời. Trái đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt trời. Ánh sáng nói riêng, hay bức xạ điện từ nói chung, từ bề mặt của Mặt trời được xem là nguồn năng lượng chính cho Trái đất... 

Quá trình quang hợp trong cây sử dụng ánh sáng mặt trời và chuyển đổi CO2 thành ôxy và hợp chất hữu cơ, trong khi nguồn nhiệt trực tiếp là làm nóng các bình đun nước dùng năng lượng Mặt trời, hay chuyển thành điện năng bằng các pin năng lượng Mặt trời.

Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,57 tỉ năm khi đám mây phân tử hydro tích tụ dần lại.  Mỗi giây có hơn 4 triệu tấn vật chất trong lõi của Mặt trời được chuyển thành năng lượng, tạo ra neutrino và các dạng bức xạ năng lượng Mặt trời.

Mặt Trời sẽ mất tổng cộng khoảng 10 tỷ năm để kết thúc sự tồn tại của nó trước khi trở thành sao lùn trắng.

Ngoài 12 tỉ năm: Sao lùn trắng cạn kiệt dần năng lượng, nguội đi và trở thành sao lùn đen.

Ngoài 100 nghìn tỉ năm: Mặt Trời hạ nhiệt độ xuống chỉ còn vài độ K. Toàn bộ hệ Mặt trời tham gia vào khối vật chất tối của vũ trụ. Khi đó Trái đất sẽ ra sao chưa có thể hình dung nổi! 

* Một người bình thường có thể nín thở tối đa được bao nhiêu lâu? Nín thở dưới nước và nín thở trên cạn có gì khác nhau không?

Phạm Đức Hòa, Thái Thụy, Thái Bình

Thở là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Biết cách thở, người không biết bơi, có khả năng sống sót tới 70-80% khi bị rơi xuống nước. Sự khác nhau của thở trên cạn và thở khi bơi chỉ đơn giản là, trên cạn người ta hít vào, thở ra bằng mũi, còn khi bơi, người ta vẫn thở ra từ từ bằng mũi, nhưng rồi phải nhô đầu cao để há to miệng để hít vào.

Đơn giản là há to miệng hít vào thật sâu rồi ngậm miệng và thở ra từ từ bằng mũi. Khi hết hơi lại há to miệng hít vào rồi lại ngậm miệng để thở ra từ từ bằng mũi.

Nếu vẫn quen hít vào bằng mũi, trước khi hít vào, hãy lấy hai ngón tay bịt chặt mũi lại để chỉ có thể hít vào bằng miệng. Sau khi hít vào xong, thì việc ngậm miệng và thở ra bằng mũi không có gì khó khăn nữa.

Cứ tập như vậy nhiều lần tạo để kiểm soát nó và áp dụng khi bị rơi xuống nước, anh Magician David Blaine đến từ Chicago – Mỹ đã được ghi danh kỷ lục Guiness là người có thể nín thở lâu nhất dưới nước với tổng số thời gian mà anh có thể nín thở lên tới 17 phút 4 giây.

Không có ai nín thở được lâu bằng anh này. Con người vượt qua điều mà các tính toán cho là giới hạn của họ.

Phổi và ý chí của Tanya Streeter đã giúp cô phá kỷ lục thế giới trong lĩnh vực lặn tự do - môn thể thao buộc các vận động viên phải so tài lặn sâu dưới mặt nước và chỉ được hít một hơi.

Trong năm 2002, Tanya đã lặn xuống độ sâu 160m, tương đương với toà nhà 50 tầng, mà chỉ cần hít một hơi duy nhất trước khi lao xuống nước. Và Tanya, một cư dân bản địa ở quần đảo Cayman, đã lập kỷ lục mới, khiến cho thế giới sửng sốt trước tài nín thở của cô: 6 phút 16 giây.

Chỉ thiếu 5 giây nữa là cô có thể trở thành người phụ nữ nín thở lâu nhất thế giới.

Nghiên cứu hiện tượng chịu đựng tốt tình trạng thiếu oxy này, GS Ed Coyle thuộc ĐH Texas khám phá ra Tanya có thể tích phổi lớn gần gấp hai lần so với những phụ nữ có cùng kích thước. Ông cũng tập trung vào mức oxy trong máu của Tanya khi cô nín thở.

Trong phòng phẫu thuật, các bác sĩ coi mức bão hoà oxy trong máu (dưới 70%) là điểm mà tại đó não và tim có thể bị tổn thương do thiếu oxy. Đối với Tanya, mức oxy bão hoà ở dưới 50%.

Nếu bịt chặt mũi và miệng thì nín thở trên cạn cũng chẳng khác gì nín thở dưới nước, tuy nhiên về mặt tâm lý thì nín thở dưới nước khó khăn hơn do đối diện với nguy cơ chết đuối! 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm