| Hotline: 0983.970.780

Cái lý của bác Thảo Dân

Thứ Bảy 11/04/2020 , 09:10 (GMT+7)

Hơn tuần nay lão Cò ngồi nhà vì dịch Covid-19, hết đứng lại ngồi hút thuốc lào vặt rồi uống nước chè xót cả ruột.

Hôm qua nghe thằng Út nhà bác Thảo Dân kể lại chuyện vợ lão nhờ gọi điện cho Cô Vy để cảm ơn cô đã buộc được chân lão ở nhà. Đúng là bà lão nhà quê, cả thế giới đang náo loạn, điên đảo vì con Covid-19, đằng này bà lại gọi điện cảm ơn nó, đúng là dở hơi.

Kể từ lúc tai bà trở nên nghễnh ngãng thì lão chẳng mấy khi ngồi nói chuyện. Bởi thế, hai người như hai cái bóng, càng khiến ngôi nhà trở nên âm u, lão nhấc máy gọi bác Thảo Dân. Thằng Út nghe máy bảo:

- Bố cháu mấy bữa nay chẳng có việc gì làm, buồn chân buồn tay giờ ra ngoài đường đang làm gì ở ngoài đó...

- Mày bảo ông ấy tao sang ngay đây, cái bình Tiên Lãng Tửu còn rượu không hay rắn ráo rồi?

- Lão Cò cứ sang đi. Bao giờ hết nước sông Đà thì Tiên Lãng Tửu nhà bác Thảo Dân mới cạn…

Lão Cò vừa dắt cái xe máy ra cửa, bà lão đã gọi giật:

- Ông đi đâu đấy, không sợ Cô Vy nó vật cho chết đỏng tử à?

- Tôi chạy ra mua gói thuốc lào, nhân thể sang nhà bác Thảo Dân hỏi bác ấy mấy việc…

Xe lão Cò đang bon bon thì vấp ngay cái hàng rào và đống đất lù lù giữa đường, ai đang chặt cây loạt xoạt phía trong. Con đường dưới chân núi Hài chạy qua nhà bác Thảo Dân do bác và mấy người trong ngõ bỏ tiền ra làm, bởi thế một dạo bác rào đường thu tiền của những ai qua đây lên núi Hài, với tuyên bố: “Các ông BOT tôi cũng BOT”. Lão Cò quát:

- Ai to gan rào đường ngăn cản người dân đi lại thế này?

Bác Thảo Dân từ trong bụi bước ra:

- Tôi chứ ai, hàng rào chống cô vít đấy lão ạ.

- Thì ra là bác. Nhưng bác làm trái ý kiến chỉ đạo của Chính phủ rồi.

Bác Thảo Dân nhẩn nha:

- Quan ở xa bản nha ở gần. Người dân núi Hài chúng tôi phải tự bảo vệ mình. Lão không thấy mấy tỉnh cũng rào đường không cho dân tỉnh khác vào đó thôi.

- Như thế là ngăn sông cấm chợ cần dẹp bỏ ngay.

Bác Thảo Dân vung tay, giọng hùng hồn:

- Lão có giỏi thì đến mấy tỉnh kia mà dẹp. Còn dân núi Hài rào đường để phòng con cô vít từ xa. Đấy là chuyện của chúng tôi, lão đừng ý kiến ý cò gì nhé…

(Kiến thức gia đình số 15)

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm