| Hotline: 0983.970.780

Cải tạo ao nuôi

Thứ Sáu 20/04/2012 , 15:58 (GMT+7)

Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và đưa ra rất nhiều nguyên nhân làm tôm chết, nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được đâu là cái gốc gây hội chứng gan tụy.

Bắt tôm cho kĩ sư kiểm tra
Vụ tôm sú 2012 ở ĐBSCL đứng trước cảnh thiệt hại trên diện rộng và kéo dài khiến người nuôi hoang mang. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và đưa ra rất nhiều nguyên nhân làm tôm chết, nhưng cho đến nay vẫn chưa xác định được đâu là cái gốc gây hội chứng gan tụy.

Ông Nguyễn Hải Đăng, Giám đốc Trung tâm tư vấn, xét nghiệm NTTS miễn phí (Cty TNHH La San) cho biết: Qua 12 năm gắn bó với nghề và 3 năm nghiên cứu liên tục về hội chứng căn bệnh gan tụy trên tôm đã đúc kết được nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu tập trung ở độc chất học. Thực tế trong nhiều năm qua việc nông dân sử dụng các loại thuốc nhóm phosphate hữu cơ có gốc BVTV để xử lý ao nuôi là rất phổ biến.

Theo nguyên lý, các loại thuốc có gốc BVTV có thời gian phân hủy phải từ 6 tháng trở lên. Trong khi thực tế người dân xử lý ao chỉ từ 20 - 30 ngày là thả giống. Thuốc chưa phân hủy, khi thả tôm xuống trong vòng 15 ngày đầu sức đề kháng con tôm mạnh, nhưng sau đó giảm dần dẫn đến bị nhiễm bệnh gan và tụy.

Khi tôm chết nông dân tháo nước ra kênh rạch, sau đó tiếp tục mua thuốc xử lý để thả tôm; dư lượng thuốc BVTV vẫn còn tồn dư nên tôm sẽ tiếp tục chết. Mặt khác, sau khi thu hoạch xong, người dân đợi đến gần vụ nuôi mới cải tạo ao. Vấn đề này là hết sức nguy hiểm vì sau 1 vụ nuôi, bao nhiêu chất thải, hóa học lắng đọng đáy ao, nếu không cải tạo ao ngay thì chất thải sẽ thẩm thấu sâu vào đất, lâu ngày sẽ phát triển thành độc tố học.

Thực tế tại các ao nuôi tôm sú nhiều năm liền, đất từ mặt đáy áo xuống khoảng 20 cm thì ít hôi, nhưng sâu hơn đất càng đen và thối. Điều này cho thấy đất đáy ao đã dần bị thoái hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi tôm.

Cũng theo ông Đăng: Chúng ta đã biết, hội chứng tôm chết 1 tháng tuổi sau khi thả nuôi với triệu chứng là gan tụy bị vỡ và chết cấp tính. Một số tôm chết được kiểm tra vi sinh nhưng vẫn không phát hiện loài nào gây ra triệu chứng trên. Mặt khác, khi cải tạo ao là chúng ta đã tiêu diệt gần hết các vật chủ và vi sinh vật gây bệnh trong ao nên trong giai đoạn đầu của sự diễn thế sinh thái ao nuôi thì tảo phát triển trước, sau đó mới đến các vi sinh vật và động vật đa bào.

Cho nên, nguyên nhân do độc chất của tảo là một trong những nghi ngờ lớn. Bên cạnh đó, trong những ao nuôi lâu năm, các hóa chất sử dụng trong quy trình nuôi còn tồn tại ở đáy ao, đó cũng là một nguyên nhân mà chúng ta cần phải đề phòng.

Chính vì thế, theo chúng tôi để hạn chế mức thấp nhất hiện tượng này chúng ta nên thay đổi quy trình cải tạo ao nhằm hướng đến một môi trường ban đầu cân bằng về sinh thái để tôm có sức đề kháng với các tác nhân gây bệnh sau này.

Sau hơn 12 năm gắn bó với nghề và 3 năm nghiên cứu liên tục về hội chứng gan tụy, chúng tôi đề ra một quy trình cải tạo ao tiên tiến như sau: Cải tạo đáy ao, cấp nước qua túi lọc, diệt cá tạp giáp xác, diệt khuẩn, gây màu, thả tôm.

Giai đoạn cải tạo đáy ao:

Giai đoạn 1: Sên vét bùn đáy ao. Dùng phương pháp vật lý để kéo hết tất cả các vật chất hữu cơ còn trong đáy ao ra ngoài ao nuôi.

Giai đoạn 2: Khoáng hóa đáy ao. Dùng chủng vi sinh phytoderma trộn với than bùn với liều lượng 20 kg/1000 m2 đáy ao rải đều trên mặt ao, để như vậy sau 4 ngày sau đó cấp nước 20 - 30 cm vào ao ngâm.

Mục đích của giai đoạn này là để khoáng hóa đáy ao và tiêu diệt những mầm bệnh còn ở đáy ao nuôi. Tiếp theo dùng các hoá chất có tính oxy hoá cao tạt vào ao nuôi để oxy hoá các hoá chất độc tích tụ trong ao cũng như các vi sinh vật có hại trong ao nuôi.

Sử dụng Chlorin liều 30 kg/1000 m3 nước ao hoặc dùng KMNO4 liều 5 kg/1000 m2 đáy ao. Sau đó ngâm trong 4 ngày.

"Quanh khu vực này tôm của bà con chết hết rồi chỉ còn lại ao tôm của tôi là được hơn 60 ngày. Năm nay tôi áp dụng quy trình xử lý ao của Trung tâm tư vấn, xét nghiệm NTTS sản miễn phí hướng dẫn đến lúc này xem như đã thắng lợi", ông Tùng nói.
Giai đoạn cấp nước: Cấp đủ 1,2 m3 nước qua túi lọc, chạy quạt 2 giờ/ngày vào lúc 8 - 10 giờ sáng để các trứng của các vật chủ trung gian nở ra, 5 ngày sau đánh Chlorin với liều 25 kg/1000 m3 nước ao. Trong giai đoạn gây màu nước, người nuôi tôm nên tham vấn Trung tâm tâm tư vấn, xét nghiệm NTTS miễn phí (tuvanthuysan.com).

Tác dụng của sản phẩm gây màu còn có tác dụng ức chế sự phát triển của những loài tảo xấu nên hạn chế được sự tồn tại của độc chất do tảo xấu tiết ra (algatoxin) làm ảnh hưởng đến hệ gan tụy của tôm nuôi. Khi thực hiện theo quy trình này sẽ mất từ 30 - 40 ngày để chuẩn bị nước, nhưng chúng ta sẽ hạn chế được 90% hội chứng tôm chết do vỡ gan tụy giai đoạn 1 tháng tuổi.

Thực tế, hiện nay ở ĐBSCL tôm sú nuôi chết trên diện rộng nhưng đối với những hộ áp dụng quy trình cải tạo ao như đã khuyến cáo từ Trung tâm tư vấn, xét nghiệm NTTS miễn phí vẫn phát triển rất tốt.

Phóng viên báo NNVN đã có mặt kiểm tra thực tế tại hộ ông Lâm Thanh Tùng, ấp Lồ Ồ, xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh). Trên 2 ao tôm 7.000 m2, ông Tùng thả nuôi 110.000 con giống, đến nay tôm đã được 60 ngày tuổi, phát triển rất tốt. 

Xem thêm
Chăn nuôi bền vững không thể thiếu phúc lợi động vật

Đảm bảo phúc lợi động vật gắn với an toàn sinh học, giảm kháng sinh trong chăn nuôi là những giải pháp để sản phẩm chăn nuôi đủ điều kiện xuất khẩu nhiều thị trường.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất