| Hotline: 0983.970.780

Cải thiện năng suất đàn heo nái để phát triển nhanh & bền vững sau cơn khủng hoảng

Chủ Nhật 09/09/2018 , 17:13 (GMT+7)

Cơn khủng hoảng đang trên đà đi qua, giá heo đã tăng trở lại một vài tháng nay nhưng những thách thức tiềm ẩn của thị trường sau một thời kỳ dài biến động dữ dội vẫn còn đó…

 Vậy nhà chăn nuôi cần làm gì trong thời kỳ hậu khủng hoảng để có thể phát triển bền vững với nghề chăn nuôi? Câu trả lời là tận dụng mọi cơ hội để khai thác thời điểm “vàng” này để bù đắp thua lỗ trong thời gian qua và thu lợi nhuận…nhưng cũng cần có những đầu tư “ít tốn kém nhưng nhanh chóng có kết quả” để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, sẵn sàng cạnh tranh về giá trên thị trường khi cung - cầu được điều chỉnh về mức cân bằng hơn trong thời gian tới. 

 

Đầu tư vào đàn nái là chìa khóa thành công

Chi phí heo con đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất heo thịt. Giá thành sản xuất heo cai sữa của nhiều trang trại lên đến 1.000.000 đồng/con, dẫn đến giá thành sản xuất thịt heo cũng đội lên trên 35.500 đồng/kg. Nếu đầu tư vào đàn nái, giá thành sản xuất heo cai sữa có thể giảm xuống mức 650.000 đồng/con, nhờ đó giá thành sản xuất thịt heo chỉ còn 32.000 đồng/kg. Kết hợp với cải thiện liên tục ở các khâu khác, nhà chăn nuôi có thể đưa giá thành giảm xuống thêm nữa. Khi đó, nhà chăn nuôi tự do có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đồng thời vẫn đạt được hiệu quả tối ưu khi giá heo điều chỉnh.

Nhà chăn nuôi đã có sẵn những điều kiện cần thiết để cải thiện năng suất đàn nái.

Kết quả cuộc khảo sát gần đây tại các trại nuôi cho thấy có rất nhiều trang trại đã có sẵn heo nái giống khá tốt, có thể đạt tiềm năng sản xuất đến 26 heo con cai sữa mỗi năm. Các trang trại đang có con giống cũ, năng suất kém cần đẩy nhanh tốc độ thay đàn, đầu tư  mua con giống mới, năng suất cao. Với giá heo thịt đang cao như hiện nay, việc thải loại và bán nái cũ cũng có thể giúp người chăn nuôi dễ dàng mua được heo hậu bị giống tốt. Như vậy, cải tiến con giống không phải là khó khăn lớn, thách thức chính hiện nay là nái đã tốt nhưng năng suất vẫn còn thấp, mấu chốt là làm sao để cải thiện năng suất đàn nái, đưa giá thành xuống dưới 650.000 đồng mỗi con heo cai sữa.

Áp dụng đúng chương trình chăm sóc và dinh dưỡng chuyên biệt để đạt năng suất tối đa.

Gần đây, Cargill - tập đoàn hàng đầu của Mỹ - đã giới thiệu quy trình chăm sóc nái cao sản trong môi trường nhiệt đới tại Việt Nam. Các cán bộ kỹ thuật của tập đoàn Cargill hiện diện tại hầu khắp các tỉnh thành sẵn sàng tư vấn miễn phí cho nhà chăn nuôi trong cả nước. Nhà chăn nuôi có thể liên hệ các đại lý Cargill gần nhất tại địa phương để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, Cargill cũng giới thiệu bộ sản phẩm dinh dưỡng thế hệ 2 chuyên dùng cho nái giống cao sản (SOW 2.0). Bộ sản phẩm SOW 2.0 đã được cung ứng và được ưa chuộng tại rất nhiều các thị trường chăn nuôi phát triển như Mỹ, Canada… và hiện có mặt phục vụ bà con chăn nuôi tại Việt Nam.

 

Hàng loạt các công nghệ dinh dưỡng tiên tiến nhất được áp dụng vào bộ sản phẩm SOW 2.0 nhằm: nâng cao hàm lượng dinh dưỡng; nái nuôi con tăng lượng ăn & tăng hiệu suất chuyển hóa thức ăn;  tăng hiệu quả biến dưỡng thức ăn cho nhiều sữa, nái tăng cường sức khỏe, giữ thể trạng lý tưởng; và giúp heo sơ sinh tăng sức sống… Khi kết hợp với quy trình chăm sóc đúng, các chỉ tiêu năng suất của đàn nái được cải thiện vượt bậc:

 

Những điều kiện cần thiết đã có sẵn, nhà chăn nuôi hãy nhanh chóng áp dụng chương trình chăm sóc và dinh dưỡng thế hệ mới cho nái cao sản, giúp giảm giá thành sản xuất một cách hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững với nghề.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Thiếu nguyên liệu, nhà máy đường 'đắp chiếu'

Nhà máy mía đường Trà Vinh chỉ mới hoạt động được 65 ngày trong một năm vừa qua và đang phải tạm ngưng sản xuất do thiếu nguyên liệu.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.