| Hotline: 0983.970.780

Cải xoong giúp lợi tiểu, tiêu hóa tốt, giải độc

Chủ Nhật 11/09/2016 , 13:15 (GMT+7)

Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc... dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ...

08-51-18_trng-23
Trong cải xoong có nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, itốt...

 

Cải xoong còn gọi là đậu ban thái, thủy điều thái, tây dương thái. Là cây thảo, có thân bò, phân nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt. Lá mọc so le, kép lông chim. Hoa nhỏ màu trắng, hợp thành chùm ở các đầu cành. Quả hình trụ chứa nhiều hạt màu đỏ. Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào.

Ngoài giá trị dinh dưỡng được dùng làm rau ăn hàng ngày, cải xoong còn là vị thuốc tốt. Trong thành phần của cải xoong có nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, iốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa... Bộ phận dùng làm thuốc thân và lá, chủ yếu dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc... dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ.

Cải xoong là một loại rau tốt cho cơ thể. Trước hết, nó có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu , chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.

Cải xoong có thể dùng chữa các bệnh ngoài da như ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi. Có thể dùng tươi ăn sống như xà lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa.

Cải xoang cũng giúp thanh nhiệt: 100g cải xoong tươi, rửa sạch, vò hay giã nát, đem lọc nước, pha với đường uống. Ngày thực hiện 2 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản, giúp giải khát, chống mệt mỏi.

Hỗ trợ điều trị ho lao: 150g rau cải xoong, 100g phổi lợn đem nấu canh ăn vào buổi sáng. Buổi chiều trộn một nắm rau cải xoong sống với 100g thịt bò sào tái với dấm. Ăn liên tục trong 15 ngày. Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, mau lành bệnh.

Gần đây, giới y học nói nhiều về lợi ích chống ung thư của cải xoong. Đó là nhờ cải xoong có khả năng làm tăng mức độ chất kháng oxy hóa trong máu và bảo vệ DNA, chống lại những tổn thương do các chất độc hại gây ra.

Các bằng chứng thực nghiệm và lâm sàng cho thấy cải xoong có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, ung thư ruột kết, ung thư cổ tử cung, ung thư vú ở phụ nữ, đồng thời ngăn chặn sự khuếch tán (di căn) các tế bào ung thư sang các cơ quan khác.

Cơ chế này có được chính nhờ glucosinolates, một hoạt chất sinh học thực vật (phytochemical) có trong cải xoong. Khi chúng ta nhai chúng trong miệng chất này sẽ bị thủy phân để sản xuất isothiocynates – hoạt chất có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Cải xoong cũng là nguồn dinh dưỡng đặt biệt phong phú với hoạt chất nasturtiin, tiền thân của isothiocyanate phennethyl. Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư.

Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính. Hợp chất isothiocyanate từ cải xoong gây ức chế hoạt động của men metalloproteinase-9 (một loại enzyme có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các khối u) nhờ đó giúp ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư nhất là ung thư vú.

(Kiến thức gia đình số 35)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.