| Hotline: 0983.970.780

Calisto và những bí ẩn chưa được giải mã

Thứ Năm 28/01/2010 , 07:15 (GMT+7)

Chỉ cần khoảng chục năm ở Việt Nam, HLV Calisto đã làm được điều mà các đời HLV trước đó không thực hiện được.

Trước ông Calisto, rất nhiều huấn luyện viên khát khao xây dựng lối chơi phù hợp với tố chất của con người Việt Nam, song chưa một ai thành công.

Còn huấn luyện viên
Calisto, một “ông Tây” chỉ cần khoảng chục năm ở Việt Nam lại làm được điều đó, ông xây dựng nên một lối chơi phù hợp và rất thành công kể cả cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.

Vậy bí quyết của huấn luyện viên Calisto là gì? Có thể chúng ta sẽ phần nào tìm ra câu trả lời sau khi tìm hiểu về cách thức sử dụng nhân sự của ông thầy người Bồ Đào Nha.

Cho tới bây giờ, rất nhiều người vẫn còn ngạc nhiên về quyết định loại Văn Học khỏi U23 Việt Nam tham dự SEA Games 25 của huấn luyện viên Calisto, và càng ngạc nhiên hơn nữa, khi Văn Học bị loại đơn thuần chỉ vì lý do chuyên môn.

Theo lối suy nghĩ thông thường, Văn Học là hậu vệ trái số 1 của đương kim vô địch V-League và Cúp quốc gia SHB Đà Nẵng thì Văn Học xứng đáng có được một vị trí ở đội tuyển U23 Việt Nam, có thể không phải là cầu thủ chính thức, nhưng có tên trong danh sách thì hoàn toàn khả thi, bởi trên thế giới, hầu như đội tuyển quốc gia nào cũng được xây dựng từ bộ khung của câu lạc bộ đương kim vô địch quốc gia.

Tuy nhiên, huấn luyện viên Calisto lại có cách nhìn nhận rất khác. Với ông, cầu thủ là để phục vụ cho lối chơi của đội bóng, và nếu cảm thấy không phù hợp thì ông sẽ không sử dụng, cho dù tài năng và danh tiếng cỡ nào.

Trường hợp của Văn Học cũng vậy, ở SHB Đà Nẵng, nhiệm vụ của Văn Học mỗi khi tham gia tấn công ở biên trái chỉ là tìm cách lật vào trong để Merlo hoặc Almeida đánh đầu, và Văn Học chỉ cần dấn qua nửa sân vài mét là có thể thực hiện cú lật bóng.

Nhưng ở đội tuyển quốc gia và U23 thì khác, theo yêu cầu của huấn luyện viên Calisto, hậu vệ biên phải đưa bóng tới gần biên ngang đối phương hơn nữa để phối hợp với đồng đội, và nếu có tạt bóng thì không bao giờ là những đường bóng bổng cầu âu mà phải là bóng tạt căng ở tầm trung bình hoặc thấp. Lý do rất đơn giản, đa số các tiền đạo Việt Nam đều có chiều cao vừa phải, và không phải ai cũng chơi đầu hay như Việt Thắng và Thanh Bình, nên nếu tạt bóng cầu âu thì mức độ thành công sẽ không cao.

Đấy là nguyên nhân vì sao hậu vệ Chu Ngọc Anh dù không được đánh giá cao ở chính câu lạc bộ chủ quản Nam Định, nhưng lại lọt vào mắt xanh của huấn luyện viên Calisto từ khi mới 18 tuổi và đường hoàng có tên trong danh sách tới Lào. Ở
SEA Games 25, Ngọc Anh đã ghi được một bàn thắng ở trận bán kết với Singapore từ một pha dâng cao tấn công theo kiểu Calisto như vậy.

Hay như trường hợp của Quý Sửu, dù là thành viên chính thức của đội tuyển U23 Việt Nam nhưng lại không được dư luận cũng như báo chí đánh giá cao về mặt chuyên môn. Thế mà trong con mắt huấn luyện viên Calisto, Quý Sửu lại là sự lựa chọn số một cho vị trí tiền vệ phòng ngự, và ông thầy người Bồ Đào Nha chỉ hài lòng với duy nhất Quý Sửu sau khi đã thử nghiệm rất nhiều phương án khác nhau. Nguyên nhân là việc Quý Sửu luôn bảo đảm rất tốt kỷ luật chiến thuật khi thi đấu, và tiền vệ này luôn có mặt ở những vị trí mà huấn luyện viên Calisto mong muốn.

Một câu chuyện khác nữa là trường hợp của Thanh Trung, cầu thủ có cái chân trái rất hay nhưng lại không được tham dự SEA Games 25. Thanh Trung lên tập trung ở đội tuyển U23 Việt Nam muộn hơn khá nhiều so với các đồng đội, nhưng đây không phải là nguyên nhân khiến Trung bị loại, bởi Đình Đồng còn góp mặt muộn hơn Thanh Trung rất nhiều, nhưng Đồng nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của huấn luyện viên Calisto ở cả đội tuyển U23 Việt Nam cũng như đội tuyển Việt Nam.

Theo quan điểm của huấn luyện viên Calisto, tiền vệ biên không phải chỉ bám chặt ở cánh để nhăm nhăm tạt bóng vào trong mà tiền vệ biên phải biết thi đấu ở cánh nghịch chân, phải biết bó vào trong khi cần để sẵn sàng dứt điểm hoặc phối hợp với đồng đội mỗi khi có cơ hội.

Căn cứ theo tiêu chí này thì ở đội tuyển U23 Việt Nam chỉ có 2 người làm được như vậy là Thành Lương và Tiến Thành, còn những cầu thủ như Thanh Trung, Danh Ngọc dù có cái chân trái rất khéo, nhưng lại không làm được như yêu cầu của huấn luyện viên Calisto.

Thế nên dù đội tuyển U23 Việt Nam không hề dư thừa tiền vệ cánh, nhưng huấn luyện viên Calisto vẫn loại Thanh Trung, Danh Ngọc để giữ lại những cái tên không được đánh giá cao bằng, chẳng hạn như Mạnh Dũng hay Chu Ngọc Anh.  

Sau 2 năm làm việc với các đội tuyển quốc gia Việt Nam, huấn luyện viên Calisto đã xây dựng được một lối chơi phù hợp với thể trạng và tố chất của các cầu thủ người Việt, và từ đó trở đi, ông chỉ lựa chọn những cầu thủ phù hợp với triết lý bóng đá của mình.

Vì thế, ở đội tuyển Việt Nam hay U23 Việt Nam, huấn luyện viên Calisto luôn có những chọn lựa khiến người khác phải bất ngờ, nhưng ít ai dám nói rằng ông làm như vậy là không đúng, bởi hiệu quả của cách làm này đã được chứng minh quá rõ ràng.

(Theo Thể thao& Văn hóa)

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm