| Hotline: 0983.970.780

Cảm Ân xây dựng nông thôn mới từ chính người dân

Thứ Tư 09/10/2019 , 08:39 (GMT+7)

Sáng 8/10, xã Cảm Ân, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 

14-47-43_4
Ông Đoàn Hữu Phung (phải), Bí thư Huyện ủy Yên Bình tặng hoa chúc mừng xã đạt chuẩn NTM.

Với diện tích 2.464 ha, trong đó có 63,1 ha ruộng, 44,2 ha màu, 1.402 ha đồi rừng, 242 ha trồng cây ăn quả, 651 ha mặt nước hồ Thác Bà. Với một xã thuần nông, 10 năm qua Cảm Ân xây dựng NTM từ chính nguồn lực của người dân…

Cảm Ân xây dựng 3 vùng kinh tế, nhằm phát huy sức mạnh vốn có của mỗi vùng. Vùng cây ăn quả và cây lâm nghiệp, với diện tích 27 ha cây ăn quả, 1.403 ha quế ở các thôn Tấn Tiến Tân Phong và Tân Lương thu nhập bình quân 250 triệu/ha. Vùng chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, với 13 cơ sở chăn nuôi trâu, bò, lợn và 50 lồng cá bè trên hồ Thác Bà và các eo ngách hồ, thu nhập của các cơ sở này bình quân trên 200 triệu/ năm. Vùng phát triển dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở các thôn Ngòi Cát, Đoàn Kết, Tân Lương với 2 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, 2 cơ sở cơ khí, 1 cơ sở làm gạch không nung…Thu nhập bình quân 33,6 triệu/ người năm 2019.

14-47-43_3
Ông Nguyễn Văn Khánh (phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho lãnh đạo xã Cảm Ân.

Qua 10 năm xây dựng NTM, Cảm Ân đã huy động 205,1 tỷ, trong đó nhân dân đóng góp 108 tỷ, hiến 4.126 m2 đất, 4.000 công lao động để làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, trường học. Đã kiên cố hóa được 7,345 km đường giao thông nông thôn, mở mới 2,6 km đường liên thôn, xây dựng 1,2 km kênh mương, xây mới nhà văn hóa xã diện tích 301,8 m2, 2 nhà văn hóa thôn, 810/812 hộ sử dụng điện lưới quốc gia…tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 11,33%.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.