| Hotline: 0983.970.780

Cẩm Bình đột phá

Thứ Năm 07/06/2012 , 09:35 (GMT+7)

Theo kế hoạch của tỉnh Hà Tĩnh, đến cuối năm 2015 xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) phải hoàn thành Chương trình XD NTM, nhưng Cẩm Bình sẽ phấn đấu về đích trước 2 năm.

Theo kế hoạch của tỉnh Hà Tĩnh, đến cuối năm 2015 xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) phải hoàn thành Chương trình XD NTM, nhưng Cẩm Bình sẽ phấn đấu về đích trước 2 năm. Nghĩa là cuối năm 2013 Cẩm Bình sẽ hoàn tất 19 tiêu chí XD NTM.

Qua lời giới thiệu của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Đình Hải, chúng tôi về xã Cẩm Bình để tham quan mô hình xây dựng NTM. Vừa tới xã, Chủ tịch UBND xã Đặng Quốc Hải đã đẫn chúng tôi đi thăm một số mô hình sản xuất các loại giống lúa mới.  Vừa đi ông chủ tịch vừa tâm sự, từ trước tới nay nông dân Cẩm Bình chuyên sử dụng các giống lúa lai dài ngày có, ngắn ngày có, thế nhưng sau nhiều vụ thất bát, buộc lãnh đạo xã phải trăn trở sử dụng một số bộ giống lúa ngắn ngày để SX chạy lụt nhưng rốt cuộc các bộ giống lúa nói trên vẫn không thể ổn đối với đất đai khí hậu ở đây, vả lại năng suất, chất lượng thấp, chống chịu sâu bệnh kém nên thu nhập của người dân vẫn cầm chừng, chưa thể tiến lên được.


Giống lúa VTNA2 được SX tại huyện Cẩm Xuyên

Sau lần chuyển đổi ruộng đất lần 2, kết hợp với nhiệm vụ thực hiện Chương trình MTQG XD NTM, Cẩm Bình đã xuất hiện một số mô hình SX, chăn nuôi có hiệu quả. Đấy là mấu chốt góp phần nâng cao thu nhập cho người dân chính là nông dân đã biết đưa SXNN trở thành hàng hóa. Để nhân rộng những mô hình trên, buộc phải lựa chọn ra một bộ giống lúa chủ lực thích hợp, bảo đảm các yếu tố khách quan, chủ quan để quy tụ toàn xã trở thành một cánh đồng mẫu SX hàng hóa bằng một loại giống lúa tiến bộ đồng thời bao tiêu sản phẩm khép kín. "Đã SX một loại giống lúa mới đại trà ắt phải là sản phẩm hàng hóa, đã là hàng hóa phải có hướng bao tiêu sản phẩm", ông Hải khẳng định.

Để tìm ra lời giải cho bài toán khó trên, tại buổi hội thảo đầu bờ về giống lúa VTNA2 được tổ chức ở 2 xã trong huyện Cẩm Xuyên là xã Cẩm Duệ, Cẩm Thăng do TCty CP VTNN Nghệ An SX từ vụ đông xuân 2011-2012 cho thấy, VTNA2 là giống lúa ngắn ngày (90-100 ngày), cho năng suất đạt từ 3-3,5 tạ/sào, cao hơn 80-100kg/sào so với các giống lúa khác, vả lại giống VTNA2 phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng; kháng chịu sâu bệnh tốt. Ngoài ra, giống VTNA2 thời gian thu hoạch trước "Mồng mười tháng chín chọi trâu" tức, thu hoạch xong trước 30/9 hằng năm nên thoát được trận mưa lụt đầu mùa.

Sau gần 2 năm thực hiện Chương trình MTQG XD NTM, đến nay Cẩm Bình đã hoàn tất 15 tiêu chí, còn lại 4 tiêu chí khó khăn nhất, trong đó có tiêu chí nâng cao thu nhập, tiêu chí giảm hộ nghèo, cả hai tiêu chí này đang được Đảng bộ và nhân dân Cẩm Bình quyết tâm làm xong trong năm 2012 này để phấn đấu về đích vào cuối năm 2013, đứng vào tốp 12 xã trong toàn tỉnh hoàn tất công cuộc XD NTM.

Đặc biệt, nếu giống lúa VTNA2 sản xuất trên diện tích lớn, nông dân sẽ được nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống; TCty CP VTNN Nghệ An cho nông dân nợ tiền phân bón, cử cán bộ kỹ thuật về hướng dẫn thâm canh. Đồng thời, toàn bộ sản phẩm lúa VTNA2 SX ra TCty cam kết sẽ bao tiêu trọn gói với giá cao hơn 10% so với giá thị trường tại thời điểm thu mua. Với những thuận lợi trên nên vụ hè thu năm nay, Cẩm Bình quyết định đưa vào SX 423/445 ha (chiếm 96%) diện tích đất trồng lúa cả xã. Còn lại 4% diện tích ở những vùng ruộng cao cưỡng, nhỏ lẻ xã sẽ cơ cấu sử dụng một số giống lúa ngắn ngày khác.

Việc làm có một không hai từ chỗ hàng năm SX trên dưới 10 loại giống nay xuống còn một loại giống, đây thể hiện cú đột phá táo bạo, nếu thành công sẽ góp phần đưa tổng sản lượng lương thực toàn xã từ 5.000 tấn/năm lên trên 6.000 tấn/năm, từng bước tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngược lại nếu sự cố xảy ra mất mùa là mất tất cả, kể cả về sự cố thời tiết lũ lụt xảy ra bất thường. Nhưng đối với xã truyền thống 4 lần Anh hùng, họ luôn khẳng định mình là người chiến thắng. 

Rời Cẩm Bình khi mặt trời đang khuất dần sau lũy tre làng, trước lúc chia tay, tôi nói vui với chủ tịch Hải rằng, kể từ khi gieo cấy giống lúa này xuống đồng ruộng Cẩm Bình mọi người xem như ông chủ tịch đang "mang thai", sau ba tháng mười ngày "đứa con" này sẽ được ra đời, mong sao "mẹ tròn con vuông", lúa gieo cấy đúng lịch trình thời vụ, khi thu hoạch đúng kịp thời gian chạy lũ, năng suất, chất lượng đạt được như ý muốn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm