| Hotline: 0983.970.780

Cám cảnh xã NTM có nhà văn hóa, sân vận động, còn nhà trẻ học nhờ... kho!

Thứ Năm 07/12/2017 , 14:30 (GMT+7)

Thứ thiếu thốn nhất ở đây là không có nhà vệ sinh nên lớp phải trang bị thêm 5 cái bô. Học sinh “đi” thì cô lại đem bô đi đổ xuống cống còn khi chính cô có nhu cầu thì lại phải “đi” nhờ nhà dân gần đó. Vệ sinh đã vậy nước sạch cũng không có nốt. 

Học nhờ tạm bợ

Trời mùa đông nên dù 7h vẫn hãy còn chưa sáng rõ. Chị Nguyễn Thị Thư ở xóm Tốt Yên (Cư Yên, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) ời ời vội giục hai đứa con rửa mặt, chuẩn bị quần áo, đeo cặp túi để đi mẫu giáo. Vừa leo lên yên xe một lúc chúng đã ngủ gà ngủ gật khiến cho người mẹ cứ lo ngay ngáy vì sợ ngã.

11-04-52_dsc_0246
Ba mẹ con chị Thư

Bữa sáng của lũ trẻ khi nắm xôi lúc lại là cái bánh mua dọc đường, vừa ngồi trên yên xe vừa ăn hoặc nhai chậm quá thì mang luôn đến lớp. Thả xong đứa 5 tuổi xuống lớp mầm non học nhờ ở nhà văn hóa thôn Ao Đa chị lại đôn đáo đi tiếp đến lớp mầm non học nhờ ở nhà văn hóa thôn Ao Chúa thả nốt đứa 3 tuổi.

Học nhờ tạm bợ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ (thiếu trò chơi vận động ngoài trời, thiếu ngủ, thiếu ăn bán trú) mà còn ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lao động của các bậc phụ huynh. Chỉ vì thời gian đưa đón trẻ dày đặc mà chị Thư như người bị trói với 1 ngày 8 lượt đi đi, về về: Sáng 7h đưa đi học rồi lại về nhà. Non trưa 10h đi để kịp đón trả trẻ lúc 10h30. Non chiều 1h đưa đi rồi lại về nhà để 4h đi kịp đón giờ trả trẻ 4h30.

Tổng quãng đường đi đi, về về 1 lượt khoảng 5km nhân lên 8 lượt/ngày là 40 km. Tổng thời gian đi đi, về về 1 lượt khoảng 30 phút nhân lên 8 lượt/ngày là mất trọn 4 tiếng. “Một tháng tôi mất chừng 300.000 - 400.000 tiền xăng đưa đón trẻ con trong khi không có thời gian để đi đâu chứ đừng nói là đi làm. Bốn miệng ăn của cả gia đình đều phụ thuộc vào ngày công thợ xây của chồng”, chị than thở.

Không riêng gì chị Thư mà hàng trăm phụ nữ ở Cư Yên đã từ lâu quen với việc hễ có con đi học mẫu giáo là phải chấp nhận bỏ việc để đưa đón. Mà lớp học thì nào có ra hồn?

Nhà văn hóa xóm Phú Ngọc có một cái nhà kho cũ. Mái sứt mất một góc, tường loang lổ còn cửa gỗ sơ sài. Tất cả đều lộ rõ sự tạm bợ. Thế mà gần chục năm nay, cái nhà kho này được tận dụng để mở lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng do cô Hoàng Thị Thủy đảm trách cạnh lớp 3 tuổi học nhờ ở nhà văn hóa xóm của cô Nguyễn Thị Hậu.

Tường nhà vẫn còn chăng đầy băng rôn khẩu hiệu, góc nhà vẫn còn dựng la liệt cờ quạt cổ động nhưng lại có thêm một vài cái giá úp cốc, một vài thứ đồ chơi trẻ con rẻ tiền. Lớp học đa năng cứ thế mà tồn tại. Mỗi lần mưa gió là phụ huynh lại lo ngay ngáy mái nhà bị sập. Mỗi lần xóm họp lại phải nghỉ giữa chừng. Dịp cuối năm hội lắm, họp nhiều nên cả cô trò ở đây đều phải thích ứng với những buổi nghỉ học bất chợt, triền miên.

Lớp mầm non ở nhà văn hóa xóm Rậm của cô giáo Hoàng Thị Định có 32 cháu 4 tuổi với vài thứ đồ chơi lèo tèo. Cô ái ngại thú thực với tôi rằng nhiều cái không có chỗ để bày như đồ chơi ngoài trời, nhiều cái cũng được trang bị nhưng hay bị mất.

Thứ thiếu thốn nhất ở đây là không có nhà vệ sinh nên lớp phải trang bị thêm 5 cái bô. Học sinh “đi” thì cô lại đem bô đi đổ xuống cống còn khi chính cô có nhu cầu thì lại phải “đi” nhờ nhà dân gần đó. Vệ sinh đã vậy nước sạch cũng không có nốt. Mỗi ngày cô giáo phải đi xin nước trong dân, được đâu chừng 5 - 6 xô, chỉ đủ để tráng mặt cho trẻ và rửa bô mỗi lần đi đổ.

Nước sạch thiếu trầm trọng nhưng nước bẩn lúc nào cũng thừa thãi bởi vì nền nhà thấp đến nỗi đợt mưa to nước bên ngoài tràn vào ồ ạt. Học sinh lội bì bõm như vịt còn đồ chơi thì trôi dạt khắp nơi. Cả 8 điểm trường mầm non của xã Cư Yên đều chung một tình trạng ăn nhờ, ở đậu như vậy.

Tất cả những thiếu thốn ấy đã khiến cho không có một điểm trường nào tổ chức được bữa ăn bán trú cho trẻ. Nhiều lúc nhìn sang xã sát bên thuộc ngoại thành Hà Nội hay những xã khác trong huyện Lương Sơn làm được khép kín mà cả cô giáo lẫn phụ huynh đều chạnh lòng.

“Tại sao không xây trường mẫu giáo để tổ chức ăn bán trú cho học sinh, để giải phóng cho phụ huynh có thể đi làm trong khi lại xây Trung tâm văn hóa, sân vận động? Chúng cũng cần thiết đấy nhưng chưa thể bằng trường mầm non”, lời một phụ huynh kêu cứu.

Chiều hôm tôi đến, các cháu bị nghỉ học giữa chừng còn phụ huynh táo tác vì phải về sớm đón để cho các cô còn tổ chức họp chuyên môn. Địa điểm họp ở nhà hiệu bộ không gì khác lại là… một cái nhà kho kiêm nhà ăn của UBND xã thương tình cho mượn. Để có được chỗ đủ để gọi là tạm chui ra chui vào đó các cô phải nai lưng ra mấy ngày dọn dẹp đủ thứ chổi cùn, rế rách vứt xó, phủ bụi bấy lâu...
 

"Sinh non" vì đã bị ấn định?

Chủ tịch xã Cư Yên, anh Nguyễn Đức Thân cũng không lấy gì làm hào hứng vì thành tích “sinh non” xã NTM của địa phương mình. Thời điểm “cấn thai” NTM của Cư Yên chậm hơn mấy xã điểm trong huyện, mãi tận cuối năm 2012 mới chính thức được phê duyệt. Lúc ấy xã chỉ mới đạt có 5/19 tiêu chí mà lại toàn những thứ kiểu không mấy tiền như an ninh trật tự, tỷ lệ hộ nghèo…

Thời gian gấp gáp đã thúc cho Cư Yên phải tiến thần tốc về phía trước, mỗi năm phải hoàn thành trung bình 3,8 tiêu chí, đặc biệt là trong hai năm 2015 và 2016. Tuy nhiên dù cố gắng mấy vẫn còn mấy thứ non, thứ thiếu, thuộc về nguồn vốn ngân sách nhà nước phải bố trí.

Về trường mầm non thì không có như đã nói còn trường liên cấp 1, 2 cũng trống trang thiết bị, trống công trình phụ trợ, trống nhà hiệu bộ. Cơ sở văn hóa của 14 xóm sau một cuộc vận động đóng góp cũng có đủ 14 nhà nhưng nhiều cái tạm bợ còn nhiều cái thì lại quá đát. Cũng may lúc đầu trên còn quy định nhà văn hóa diện tích phải bao nhiêu, xây kiểu cách, trang thiết bị thế nào nhưng về sau “tháo khoán” cứ có chỗ chui ra chui vào để cho mấy chục chỗ ngồi họp là được.

11-04-52_dsc_0241
Một lớp học ở trong nhà kho

Nhà văn hóa trung tâm của xã không có (giờ mới đang xây, bề bộn như một đại công trường với ngổn ngang vật liệu, không biết bao giờ mới xong), trạm y tế cũng không đủ trang thiết bị bên trong, đường liên huyện chạy qua địa bàn nát tươm… Nhưng thiếu thì mặc thiếu, thời điểm trên đã ấn định, tháng 6/2016 Cư Yên buộc phải “sinh non” để cho ra đời xã NTM với mức thưởng được hứa hẹn là 500 triệu đồng bằng công trình phúc lợi.

Chỉ xét riêng ba thứ còn thiếu là trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế thì tổng kinh phí mà Cư Yên cần trên rót xuống khoảng trên 24 tỉ đồng. Năm 2015 dù trên đã phê duyệt chủ trương xây dựng trường mầm non với trị giá khoảng 10 tỉ nhưng đến tận thời điểm hiện tại vẫn chưa có động tĩnh nào của sự bắt tay vào cuộc cả trong khi xã đã cắm đất đai sẵn để chờ, trong khi ngàn người dân trông ngóng. Kế hoạch đạt chuẩn hóa giáo dục vào năm 2019 của Cư Yên phụ thuộc chính vào việc xây trường trường mầm non vì thế coi như là đã phá sản hoàn toàn.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm