| Hotline: 0983.970.780

Cầm cự nghề dệt chiếu

Thứ Tư 28/03/2012 , 10:18 (GMT+7)

Từ trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa), theo hướng Tây chừng 3 km chúng tôi về làng nghề dệt chiếu Thuỷ Tú.

Nghề dệt chiếu nguy cơ không còn đất sống 

Từ trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa), theo hướng Tây chừng 3 km chúng tôi về làng nghề dệt chiếu Thuỷ Tú.

Vừa tới đầu làng ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là những chiếc chiếu đầy màu sắc rực rỡ, với những nét hoa văn tinh xảo được phơi bên lề đường. Tuy nhiên cảnh nhộn nhịp, nhà nhà dệt chiếu không còn nữa. Bà Đặng Thị Lệ (62 tuổi) đang say sưa dệt chiếu, cười nói rộn ràng cùng đám thợ.

Nhưng khi biết tôi làm nhà báo muốn tới tìm hiểu làng nghề, tâm trạng bà buồn rười rượi, tiếc nuối: Hơn 10 năm trước hầu như nhà nào trong xóm cũng dệt chiếu cói và tầm tháng này ai nấy đều bận rộn. Có thời điểm nhờ nghề gia truyền mà nhiều hộ có đồng ra đồng vào, nay phải chạy ăn từng bữa. Nếu như lúc trước thợ dệt chiếu làm không xuể vì có nhiều mối đặt hàng khắp nơi như: Ninh Thuận, Gia Lai, Phú Yên... Giờ không trồng được nguyên liệu, chiếu dệt phải mua cói, đầu ra lại bấp bênh khiến không ít hộ phải bỏ nghề.

Theo bà, nghề này chỉ còn phù hợp với người già, chứ lũ trẻ thì đã bỏ nghề đi làm thuê làm mướn nơi khác. "Như hai chị em tôi hỗ trợ nhau dệt từ sáng đến chiều, thì chỉ được 2 đôi chiếu. Giá chiếu bán tại nhà từ 125.000- 170.000 đồng/chiếc (tùy cỡ chiếu 1,4 hay 1,6m), sau khi trừ chi phí tiền cói, đay, phẩm màu, thì chỉ kiếm được từ 30.000- 40.000 đồng/ngày. Đôi lúc phải ngừng dệt do nguyên liệu không có, bí đầu ra. Mặc dù thu nhập thấp, nhưng cũng còn hơn là không có việc gì làm, lại không phải dầm mưa dãi nắng. Hơn nữa nghề do ông bà để lại, nên dù khó khăn đến đâu thì cũng không thể để mất", bà Lệ nói.

Rời nhà bà Lệ, chúng tôi đến thăm bà Trần Thị Ngọc Hạnh; cũng có thâm niên hàng chục năm trong nghề. Bà Hạnh cho biết: Do không có đất trồng cói, gia đình bà phải mua cói đầu mối nên chịu giá cao, lãi chẳng đáng kể. Nếu như năm ngoái giá cói chỉ từ 1,4- 1,6 triệu đồng/tạ thì nay tăng từ 1,5- 1,8 triệu đồng (tuỳ loại). Trong khi đó giá sản phẩm làm ra không tăng, vẫn như lúc trước. Bà Nguyễn Thị Nhỏ một người dệt chiếu nhẩm tính: Giá một đôi chiếu 1,6m khoảng 170.000 đồng, trừ chi phí mua nguyên liệu (5- 6 kg cói), cộng tiền phẩm màu, dây đay... thì chỉ kiếm tiền công.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Khánh Hòa, sắp tới Chi cục đề nghị Sở NN- PTNT cho phép triển khai quy hoạch lại các làng nghề, trong đó có làng dệt chiếu Thủy Tú. Trước mắt Chi cục triển khai các dự án nhỏ như khôi phục nghề dệt chiếu cói, mây tre đan, đúc đồng… trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bà Lệ, bà Nhỏ... chỉ là trong số ít những người trong làng còn tâm huyết với nghề, nên còn ráng cầm cự dệt. Chứ như nhiều hộ khác, thì không còn thiết nghề này nữa. Điển hình là gia đình bà Ngô Thị Dung, đã bỏ nghề hơn 10 năm nay, giờ khung dệt đã bị mối mọt ăn hết. Bà Dung chia sẻ: Lúc trước nghề dệt cói có ăn, nên cả gia đình đều tập trung vào dệt cả ngày đêm. Nhưng khi đồng cói ở địa phương bị thu hẹp thì gia đình cũng bỏ luôn nghề từ đó. Nhiều lúc nhớ dệt, bà sang hàng xóm làm giúp.

Ông Võ Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái cho biết, làng nghề Thủy Tú thời làm ăn thịnh vượng có gần 500 hộ dệt chiếu.  Từ năm 2000 đến nay, do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần nên diện tích cói co lại, từ 40 ha chỉ còn 3 ha, với 45 hộ dệt chiếu. "Nguyện vọng bà con là mong muốn là khôi phục làng nghề. Vì vậy địa phương đang xây dựng đề án khôi phục vùng trồng cói khoảng 10 ha. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay là nguồn vốn", ông Tuấn nói. 

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất