| Hotline: 0983.970.780

Cam kết tháo gỡ xuất khẩu rau quả

Thứ Sáu 15/05/2015 , 09:15 (GMT+7)

Kết quả XK nhiều mặt hàng rau quả trong 4 tháng đầu năm tiếp tục gặt hái nhiều thắng lợi, với kim ngạch XK đạt 488 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Trước tình hình XK mặt hàng rau quả đang có nhiều diễn biến, xen kẽ cả thuận lợi lẫn khó khăn, đặc biệt là một số sản phẩm ách tắc trong tiêu thụ, hôm qua (14/5), Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, kết quả XK nhiều mặt hàng rau quả trong 4 tháng đầu năm tiếp tục gặt hái nhiều thắng lợi, với kim ngạch XK đạt 488 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong số 10 thị trường XK rau quả chính của Việt Nam thì chỉ có thị trường Nga và Hoa Kỳ giảm kim ngạch XK đáng kể (Hoa Kỳ giảm gần 10%, Nga giảm 37% so với cùng kỳ 2014).

Còn lại đại đa số các thị trường XK rau quả chủ lực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á… đều tăng mạnh về kim ngạch XK.

Đáng chú ý nhất là thị trường Hàn Quốc mặc dù rất khó tính, khắt khe về kiểm dịch thực vật (KDTV) nhưng kim ngạch XK 4 tháng đầu năm tăng tới gần 68% so với cùng kỳ 2014, đạt 16 triệu USD.

Tiếp theo là thị trường Trung Quốc tiếp tục giữ được tỉ trọng áp đảo trong tổng kim ngạch XK rau quả của nước ta khi đạt 131 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2015, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng thanh long chiếm gần 60% tổng kim ngạch XK mặt hàng rau quả tại thị trường này…

Sự mở cửa của nhiều thị trường mới đối với nhiều loại hoa quả như xoài, thanh long, nhãn, vải… cũng đang mở ra nhiều triển vọng XK trong năm nay. Theo dự báo của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự kiến 2015, tốc độ tăng kim ngạch XK mặt hàng rau quả sẽ ở mức từ 15-20% so với năm trước.

Bên cạnh những tín hiệu sáng, nhiều mặt hàng rau quả gần đây, đặc biệt là tình hình tiêu thụ dưa hấu tại các tỉnh phía Nam, những khó khăn trước vụ vải sắp tới ở các tỉnh phía Bắc vẫn đang đặt ra nhiều thách thức.

Đánh giá về diễn biến của các thị trường tiêu thụ rau quả thời gian tới, ông Huỳnh Quang Đấu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, việc nhiều thị trường XK rau quả được khơi thông thời gian qua là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên trước mắt, chưa thể kỳ vọng nhiều ở các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật…

Theo ông Ánh, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường chủ lực XK rau quả của Việt Nam trong thời gian tới.

“Hạ tầng phục vụ lưu thông XK hiện nay vẫn rất yếu kém. Phải nghiên cứu xem năm ngoái XK 150 xe vải thiều/ngày, năm nay có tăng lên 170-180 xe hay không để có kế hoạch khai thông cửa khẩu.

Rồi thì có nên nghiên cứu xây dựng kho lạnh, hỗ trợ DN XK bảo quản lưu giữ hoa quả tại cửa khẩu khi xảy ra sự cố ùn tắc hay không? Bởi dưa hấu, vải thiều chỉ có vụ rất ngắn, chỉ cần trữ lại 10-15 ngày là ổn”, ông Đấu hiến kế.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh đánh giá: Thời gian qua, các thủ tục KDTV đã được rà soát rút ngắn 50% so với trước đây, tạo điều kiện rất thuận lợi để XK rau quả.

Tuy nhiên, nhiều địa phương thực hiện quy hoạch đối với nhiều đối tượng rau quả hết sức đáng ngại, tạo áp lực cho XK. Đơn cử như diện tích thanh long tại phía Nam tăng rất mạnh, có thể đã lên tới 28, gần 30 nghìn ha. Vì vậy sắp tới, các tỉnh phải nghiêm túc thực hiện quy hoạch của Bộ NN-PTNT về diện tích các loại rau quả.

“Việc thực hiện quy hoạch như cách làm của Bắc Giang về cây vải thiều là rất đáng hoan nghênh, họ không tăng diện tích nhưng đã chuyển được 50% sang thâm canh theo VietGap, đây là cách làm các tỉnh cần nghiên cứu”, ông Doanh nêu ý kiến.

Về thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Doanh cho rằng đây vẫn sẽ là thị trường lớn về rau quả của Việt Nam.

Về thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết cam kết ngay trong năm 2015, sẽ không để tiếp diễn tình trạng ùn tắc XK vải thiều tại phía Bắc. Đồng thời, Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN-PTNT sẽ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ quyết liệt tình trạng này.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm