| Hotline: 0983.970.780

Cam Lộ bây giờ sương đã ngọt

Chủ Nhật 04/11/2018 , 08:01 (GMT+7)

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cam Lộ của tỉnh Quảng Trị lần thứ 15 (2015-2020) đặt ra một mục tiêu duy nhất: Phấn đấu đến trước năm 2020, Cam Lộ trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của tỉnh.

Ông Đào Mạnh Hùng, Bí thư Huyện ủy Cam Lộ, chia sẻ, cái cốt yếu của xây dựng NTM là tổ chức lại sản xuất một cách căn cơ, khoa học, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 15 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần 16, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của người dân nên kinh tế-xã hội ở Cam Lộ đạt được những kết quả ngọt ngào, vì vậy nhiều người gọi Cam Lộ bây giờ sương đã ngọt.

15-25-49_suong_2
Bí thư Huyện ủy Cam Lộ, Đào Mạnh Hùng kiểm tra mô hình trồng dứa liên kết với doanh nghiệp tại xã Cam Thủy

Qua khảo sát, đánh giá cho thấy có 20/20 chỉ tiêu của Nghị quyết đại hội đề ra đến nay đã đạt và vượt, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,4%, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 10,9% nay giảm còn 4,4%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 29,6 triệu đồng lên 35,4 triệu đồng.

Để được vậy, huyện Cam Lộ đã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển thương mại, dịch vụ. Đồng thời thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chú trọng liên kết, liên doanh với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm. Đặc biệt huyện quyết liệt thực hiện Chương trình MTQG xây dựng huyện NTM, xã NTM kiểu mẫu.

Trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng kiêm Giám đốc BQL Dự án đầu tư xây dựng huyện Cam Lộ Trần Hoài Linh cho biết hệ thống hạ tầng cơ sở của huyện được đầu tư phù hợp, góp phần chỉnh trang nông thôn, đô thị, góp phần tạo ra nếp sống văn minh, hiện đại. Nhiều dự án phát triển hạ tầng giao thông có quy mô được triển khai và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả như: đường liên xã Cam An - Cam Thanh, đường từ thôn Bản Chùa đi An Mỹ thuộc xã Cam Tuyền, đường Cam Hiếu - thị trấn Cam Lộ… Các trục đường giao thông chính của huyện, đường làng, ngõ xóm đều có hệ thống điện chiếu sáng, góp phần phát triển các dịch vụ, tạo mỹ quan, văn minh đô thị.

15-25-49_suong_1
Trục đường giao thông chính qua trung tâm của huyện Cam Lộ

Hiện huyện Cam Lộ đang triển khai hai dự án lớn, gồm hệ thống giao thông vùng cây, con chủ lực và dự án đường sản xuất lâm nghiệp và phòng chống cháy rừng. Ngoài ra, huyện còn quan tâm đầu tư hệ thống đường liên xã, liên thôn. Cơ bản các tuyến đường trên đã kết nối được tất cả vùng miền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân. Hệ thống giao thông nội đồng cũng được đầu tư phục vụ tốt cho việc đưa máy móc thiết bị cơ giới vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả và thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Điểm đáng chú ý trong chủ trương thu hút các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp ở huyện Cam Lộ là quan tâm kêu gọi các dự án có khả năng thu hút lao động tại chỗ và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho địa phương. Trong đó phải kể đến dự án sản xuất viên nén năng lượng thuộc Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và gián tiếp thông qua việc trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng. Huyện Cam Lộ có 3 cụm công nghiệp với diện tích gần 150 ha, đến nay thu hút 33 dự án với tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng, trong đó có 18 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 650 lao động.

Phân tích về bức tranh kinh tế - xã hội của huyện Cam Lộ, ông Ngô Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện chỉ rõ Cam Lộ cơ bản đã đạt được 6/10 tiêu chí theo quy định của Trung ương về huyện NTM. Có 2 tiêu chí chỉ đầu tư thêm một số hạng mục sẽ đạt gồm văn hóa, giáo dục và thủy lợi, 2 tiêu chí còn lại huyện đang tập trung nguồn lực đầu tư là giao thông và môi trường. Huyện quyết tâm đến năm 2019 sẽ hoàn thành 4 tiêu chí còn lại này.

15-25-49_suong_3
Sản phẩm hồ tiêu của HTX nông nghiệp dịch vụ Hồ tiêu Cùa

Theo ông Ngô Quang Chiến, nhiệm vụ quan trọng trước mắt là huyện Cam Lộ cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, trong đó cần tập trung vào các giải pháp như tiếp tục nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân về xây dựng NTM. Huyện Cam Lộ tập trung xây dựng mỗi xã có 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và toàn huyện có hai xã NTM tiêu biểu. Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm, ưu tiên kịp thời bố trí vốn cho huyện và các xã trên địa bàn để hoàn thành các tiêu chí cho 100% số xã về đích NTM trong năm 2018. Phấn đấu đưa Cam Lộ trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị đạt chuẩn NTM trước năm 2020.

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm