| Hotline: 0983.970.780

Cấm tiết lộ giới tính thai nhi: Vẫn là chuyện hoang đường

Thứ Tư 08/12/2010 , 07:15 (GMT+7)

Để tò mò biết con mình là “hĩm” hay “cu”, nhiều bà bầu còn chi thêm tiền để bác sĩ quay video ghi lại cử động của bé. Rõ ràng, việc nói ra miệng hay quay thành clip để biết giới tính là phạm luật, nhưng các phòng khám, phòng siêu âm vẫn vô tội do không công bố.

* Vẫn nở rộ xác định giới tính thai nhi

Để chấn chỉnh tình trạng siêu âm, bắt mạch, thử nước tiểu...để tiết lộ giới tính thai nhi, ngày 3/10/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 114/2006 xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.

Trong đó, có quy định: Phạt tiền từ 3-7 triệu đồng đối với hành vi siêu âm, xét nghiệm máu, gen, nước tiểu, tế bào hoặc các biện pháp khác không được pháp luật cho phép xác định giới tính thai nhi. Song trên thực tế, thực trạng này vẫn diễn ra nhan nhản ở khắp các thành phố, còn các ngành chức năng thì coi như không nhìn thấy.  

Để bắt quả tang bác sĩ nói về giới tính khi siêu âm là việc làm không hề dễ dàng chút nào

“Mục sở thị” một số điểm chuyên siêu âm cho bà bầu ở Hà Nội như Phòng khám đa khoa 107 Trần Hưng Đạo, 125 đường Giải Phóng, Viện Lão khoa, Phòng khám trên đường Vạn Bảo..., những ngày đầu tháng 12, PN NNVN vẫn thường nghe thấy những câu nói "gút" của bác sĩ: “Bé nằm ngoan, giống bố như đúc. Hay bố đẹp trai nhất nhà rồi, chúc mừng nhé”.

8h sáng, trước cửa phòng đẻ, Bệnh viện Phụ sản TƯ, anh Trần Đình N (người Nam Định) ngồi buồn dài mặt khi biết tin vợ mang bầu lần thứ năm này lại là một “hĩm”. Ngồi bệt mông trên cầu thang ra vào của khoa, anh nói: “Biết thế này thì em bắt nhà em phá đi chứ để làm gì. Em đã có 5 cháu gái rồi, đứa đầu cũng đã 15 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Vỡ kế hoạch lần này, đi siêu âm bác sĩ bảo là con trai nên em mới muốn để đẻ. Ai dè lại là cái hĩm. Thế này thì em phải bắt đền máy siêu âm”.

Rồi anh kể kỹ hơn về cái nơi vợ anh đã siêu âm ở thành phố Nam Định hoành tráng lắm, với hàng chữ “siêu âm 4 chiều, chất lượng chính xác tuyệt đối”. Vì vậy, chị nhà chả tiếc khi bỏ ra 200.000 đồng để siêu âm bốn chiều, trong khi siêu âm thường chỉ với giá 50.000 đồng/lần.

Ngồi kế bên là bà Nguyễn Kim Thanh (Đông Anh, Hà Nội) đưa con gái lên bỏ thai ở BV Phụ sản TƯ cũng méo mó phân trần: “Khổ quá, cháu nó chửa đứa thứ 2, nhưng siêu âm cho kết quả bé gái, nhà chồng nó hắt hủi. Tôi đành đưa cháu lên đây phá cho an toàn vì thai đã được 5 tháng. Tôi phải nói dối, bác sĩ mới chấp nhận cho cháu vào làm. Nhưng không ngờ, cái thai cho ra lại là bé trai. Giá như nó không đi siêu âm! Chị bảo, thế này có khổ không chứ?”.

Nhằm phòng ngừa và phát hiện các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đang gây mất cân bằng giới tính ở nước ta, đầu tháng 12/2010, Thanh tra Bộ Y tế đã ký quyết định thành lập đoàn thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó sẽ thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các trường hợp: Chẩn đoán giới tính thai nhi bằng các biện pháp, xét nghiệm qua các triệu chứng như bắt mạch, xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào, siêu âm và loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

Còn với chị Bùi Ngọc Mai ở Bắc Giang thì lại cảm ơn vì bác sĩ siêu âm nhầm. Trong suốt quá trình mang thai, chị Mai đều được chẩn đoán là sắp có bé gái, nhưng đứa bé chào đời lại là bé trai. Chị Mai cho biết, may mà gia đình chồng chị không trọng nam khinh nữ, nếu không kết quả siêu âm bé gái có khi dẫn đến hậu quả khôn lường!

Để tò mò biết con mình là “hĩm” hay “cu”, nhiều bà bầu còn chi thêm tiền để bác sĩ quay video ghi lại cử động của bé. Rõ ràng, việc nói ra miệng hay quay thành clip để biết giới tính là phạm luật, nhưng các phòng khám, phòng siêu âm vẫn vô tội do không công bố. Không ít trường hợp nhầm giới tính, khi các gia đình muốn kiện bác sĩ siêu âm cũng không dễ, nếu không muốn nói là "kiện củ khoai".

Trao đổi với PV, ông Hà Đình Bốn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ủy ban DS-GĐ&TE cho hay, tuy không thiếu văn bản có tính pháp lý để xử phạt vi phạm, nhưng để phát hiện sai phạm xử phạt bác sĩ thì không đơn giản, bởi tất cả chỉ thông qua lời nói "Nó giống bố như đúc hay con hĩm nay nằm ngoan quá". Người nhà muốn kiện, phải có bằng chứng ghi âm lại lời của bác sĩ nói về giới tính một cách rõ ràng. Đây là những việc không dễ chút nào. Vì thế, việc xác định giới tính thai nhi vẫn diễn ra hằng ngày.

Còn PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội thì cho rằng, vấn đề quan trọng mang tính lâu dài là tuyên truyền người nhà và chính những bà mẹ hiểu rõ hơn về việc cấm công bố giới tính thai nhi. Khi đó, chính người đi siêu âm sẽ phát giác những cơ sở sai phạm. Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội có hàng trăm điểm có dịch vụ siêu âm cho thai phụ và đến nay chưa có cơ sở nào bị phạt vì xác định giới tính thai nhi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm