| Hotline: 0983.970.780

Cẩm Xuyên - làng biến thành sông

Thứ Tư 20/10/2010 , 22:50 (GMT+7)

Tại thôn Tây Thành, một bà cụ xấu số chết đã 3 ngày qua. Nước ngập tứ bề, người nhà đành phải lượm xác vào hòm rồi gác lên nhà, chờ nước rút nhưng càng chờ nước lại càng lên...

* Hồ chứa liên tục xả nước

Mưa lớn kéo dài liên tục, cộng với việc xả lũ hồ Kẻ Gỗ và hồ sông Rác đã biến cả huyện Cẩm Xuyên thành sông. Hàng ngàn ngôi nhà ngập chìm đến mái; dân tình khốn khổ cơ hàn...

Người dân Tân Cần (Cẩm Thành) sơ tán lợn khỏi vùng lũ.

Đến hết ngày 20/10, nước Kẻ Gỗ vẫn xả đều đặn 430 m3/giây nên lũ ở Cẩm Xuyên vẫn không hề giảm. Trên 11.500 hộ dân với 42.000 nhân khẩu ở 156 thôn của 23/27 xã, thị trấn bị ngập lụt, trong đó có 6 xã bị chia cắt hoàn toàn; 7.500 hộ phải di dời... 

Một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ này là xã Cẩm Thành. Đến ngày 20/10, nước lũ vẫn ngập sâu hàng mét; nhiều xóm ngập chìm trong bao la biển nước. Thôn Vĩnh Cần, Tân Cần, Tây Thành... bị chia cắt hoàn toàn. Ông Nguyễn Minh Tiến, 73 tuổi ở thôn Vĩnh Cần vừa từ thuyền bước xuống, hổn hển: “Mất hết rồi chú ơi. Trâu bò, gà lợn, lúa gạo, đồ đạc trôi sạch rồi!”.

Xã Cẩm Mỹ chìm trong lũ.

Anh Thành, một người dân xóm Vĩnh Cần cho biết: “Cứ nghĩ lũ nhỏ nên thóc lúa, lợn gà chỉ đem kê trong nhà chứ không chuyển đi nơi khác. Đến khi lũ lên cao quá thì không cách gì chuyển kịp. Đành phải bỏ của chạy người thôi. Nhà tôi trôi mất mấy con lợn, trong đó có con đến trên 1 tạ. Nhiều nhà trong xóm có những con trâu mộng có giá từ 17-20 triệu đồng mà không cách gì cứu nổi, đành nuốt nước mắt thả cho trâu bơi giữa lũ”.

Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Huyên cho biết: Cơn lũ lịch sử kéo dài mấy ngày qua đã gây thiệt hại cho Cẩm Xuyên ít nhất trên 85 tỷ đồng.

Sáng 20/10, trên tuyến đường nhựa nối từ thôn Tân Cần, Vĩnh Cần, Tây Thành ra quốc lộ 1A, người dân vẫn đang nhốn nháo chạy lũ. Một người phụ nữ trạc 50 tuổi khóc đứng khóc ngồi khi biết bà chị gái bị kẹt trên nóc nhà từ tối qua đến nay vẫn chưa ra được. Mỗi khi có thuyền từ vùng lũ cập bến, bà lại nóng ruột chạy ra ngó quanh nhưng đều thất vọng vì không thấy chị. Tại thôn Tây Thành, một bà cụ xấu số chết đã 3 ngày qua. Nước ngập tứ bề, người nhà đành phải lượm xác vào hòm rồi gác lên nhà, chờ nước rút nhưng càng chờ nước lại càng lên...

Cũng trong tình cảnh này, Cẩm Duệ có hai trường hợp bị chết, chờ đến 3 ngày nước vẫn không rút nên chính quyền và nhân dân đành đưa thi thể vào táng nhờ ở một xã khác. Chủ tịch UBND xã Cẩm Duệ, ông Hà Huy Triền cho biết: “Nhân dân không nghĩ sẽ có cơn lũ lớn như thế này, vì vậy nên khi lũ lên, nhiều nhà trở tay không kịp. Thóc gạo, lương thực bị ướt khá nhiều.

Hiện rất nhiều hộ cần cứu trợ mì tôm bởi mất điện nên nếu có gạo cũng không biết lấy gì mà nấu trên biển nước. Sát với Cẩm Duệ là xã Cẩm Mỹ cũng đang bị cô lập hoàn toàn. Em Nguyễn Thị Mỹ đang đi làm thuê cho một quán ăn ở thành phố, nghe tin lũ đã chạy về nhưng không có cách nào vào nhà, em mếu máo: “Nhà em làm hơn một mẫu đất, vụ vừa rồi được hơn 1 tấn cả đậu và lạc nhưng mẹ em chưa bán, định trữ đến Tết cho được giá, ai ngờ, lúc tối mẹ gọi điện bảo, nước lên nhanh quá, không trở kịp, chỉ chuyển vội được vài tạ đi gửi, còn lại bị ướt sạch trơn”.

Một ngôi nhà ở xóm 4 Cẩm Vĩnh gần như ngập hoàn toàn.

Nhà bà Võ Thị Tịnh ở xóm 10 Cẩm Duệ bị sập, chìm trong nước.

Trường Tiểu học Cẩm Duệ ngập sâu.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất