| Hotline: 0983.970.780

Cần 3.000 tỉ khắc phục khẩn cấp hồ đập

Thứ Năm 21/11/2013 , 06:00 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát, nước ta hiện có 1.200 hồ đập được thiết kế, xây dựng từ 30 - 40 năm trước nên đã xuống cấp, cần phải được tu bổ, nâng cấp, sửa chữa. Trong đó, 317 hồ thủy lợi hỏng nghiêm trọng cần khắc phục khẩn cấp.

Ngày 20/11, trong phần trả lời chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã cung cấp nhiều thông tin quanh vấn đề nguồn lực ngân sách để bảo đảm an toàn hồ đập…


Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn tại Quốc hội.

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Bá Thuyền về 3 dự án xây đập thủy lợi tại tỉnh Lâm Đồng đã được phê duyệt trong đó có một dự án đang triển khai dang dở nhưng phải tạm dừng, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết hiện nay nguồn lực trong nước đang hạn chế, cần ưu tiên cho những công trình lớn và công trình mang tính cấp bách nên một số công trình xây hồ thủy lợi nhỏ đang trong quá trình đầu tư vẫn phải tạm dừng.

Cũng theo Bộ trưởng, nước ta hiện có 1.200 hồ đập được thiết kế, xây dựng từ 30 - 40 năm trước nên đã xuống cấp, cần phải được tu bổ, nâng cấp, sửa chữa.

Trong đó, 317 hồ thủy lợi hỏng nghiêm trọng cần khắc phục khẩn cấp đòi hỏi nguồn lực trên 3.000 tỉ đồng.

Thời gian qua, dù ngân sách eo hẹp, Chính phủ vẫn ưu tiên dành nguồn lực để gia cố những hồ đập có dấu hiệu rò rỉ và đã khắc phục được 91 hồ.

Năm 2014, dự kiến Chính phủ sẽ dành 580 tỉ để sửa chữa thêm 51 hồ nữa. Nhưng như vậy vẫn chỉ đảm bảo được một phần rất nhỏ nhu cầu cấp thiết.

Còn trên 900 hồ nữa, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ, QH tiếp tục bố trí vốn để nâng cấp.


Nhiều hồ đập đã xuống cấp, cần phải được tu bổ, nâng cấp, sửa chữa gấp.

Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống xung quanh những hồ đập cũ, hỏng thì mỗi trận mưa bão Bộ NN-PTNT đều có thông báo với các địa phương đề nghị cử người đến gác và có phương án xử lý kịp thời nếu phát hiện sự cố nguy hiểm, đồng thời phải có cảnh báo cho nhân dân đề phòng.

Lo lắng trước khả năng bảo đảm an toàn của những hồ đập cũ, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng vừa qua Việt Nam rất may mắn trước cơn bão Haiyan. “Những gì nhìn thấy ở Philippines làm cho chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Có thể nói đất nước ta đã may, nhưng chúng ta không thể may mãi”, Bộ trưởng nói.

Cũng trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành và đặc biệt nhấn mạnh việc giữ an toàn cho các hồ đập thủy lợi, thủy điện trên cả nước phải được xem là ưu tiên số 1.

“Trong phòng tránh thiên tai, tôi đề nghị phải báo cáo cụ thể hồ đập nào an toàn, hồ đập nào cần sửa chữa gấp để phải gia cố, đầu tư với tinh thần đảm bảo an toàn. Khi làm chúng ta đã tính toán nhưng do thời gian lâu quá nên cần tính toán rà soát lại. Dù thiếu vốn đến đâu thì thiếu, nhưng không thể để nó vỡ”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm