| Hotline: 0983.970.780

Cần bàn tay Nhà nước giúp nông dân tiếp cận giống mới

Thứ Hai 11/04/2016 , 14:15 (GMT+7)

PV có cuộc trao đổi thêm với TS Trần Văn Mạnh, GĐ Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng miền Trung về vai trò của Nhà nước trong việc giúp người dân tiếp cận giống mới.

09-28-02_nh-1
TS Trần Văn Mạnh

Ngoài vai trò doanh nghiệp, để người dân tiếp cận giống mới thì “bàn tay” của Nhà nước có cần không?

Rất cần chứ! Như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã có nhiều dự án hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật và áp dụng chuyển đổi giống.

Những năm 2000 thì các tỉnh này có đề án chuyển đổi từ 3 vụ sang 2 vụ kết hợp các dự án cấp 1 hóa giống lúa, Nhà nước hỗ trợ cho người dân làm quen việc sử dụng giống lúa kỹ thuật, tổ chức tập huấn, hỗ trợ giá giống... qua đó nông dân đưa giống mới vào SX.

Hiện đa số nông dân các tỉnh trên, giống cũ họ không dùng, người dân thích mua giống nguyên chủng độ thuần cao, chất lượng tốt để gieo cấy ở vụ ĐX và có thể để giống tiếp cho vụ HT, những giống lúa thuần thích hợp cả 2 vụ thì khả năng mở rộng rất nhanh.

Theo ông, để mở rộng diện tích SX giống mới, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ như trước đây không?

Theo tôi những giống mới sau khi đã được công nhận cho SX thử thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước đối với DN để nông dân tiếp cận thông qua các mô hình SX thử nghiệm giống mới.

Các địa phương cần tạo điều kiện tốt, DN đưa giống mới vào trình diễn và khuyến cáo đến người dân biết, lúc đó nông dân tiếp cận được ngay.

Về các dự án trợ giá giống cho nông dân như trước đây, với các tỉnh đã làm tốt theo tôi nay không cần thiết nữa, nông dân đã khá tiến bộ rồi. Còn Phú Yên họ đã nhận ra được việc chậm áp dụng các giống mới vào SX, hiện tỉnh này đã có đề án hỗ trợ cho bà con.

Trong vùng Nam Trung bộ người dân vẫn sử dụng ĐV108, KD đột biến, ... SX diện tích tương đối lớn, trong khi có nhiều giống mới cho năng suất cao, chất lượng vượt trội nhưng bà con vẫn không thích? Vì sao vậy?

Ở Bình Định, các giống ĐV108, KD đột biến, Q5 có nhiều nhược điểm như gạo ăn không ngon, bị nhiễm bệnh thối bẹ, nhiễm rầy, ngã đổ nhưng vẫn chiếm diện tích lớn mỗi vụ.

09-28-02_nh-4
Những giống lúa chất lượng cho năng suất cao, chất lượng khá

Lý do mà nông dân lựa chọn có lẽ những giống này dễ tính, tiềm năng năng suất đạt khá, tỷ lệ gạo cao và đáp ứng tập quán chế biến bún bánh.

Có một thực tế, đang có nhiều giống lúa mới, chất lượng, năng suất cao nhưng chưa được “phủ sóng” nhanh. Vì sao lại như vậy?

Hiện nay có rất nhiều giống lúa tốt, mỗi Cty độc quyền một số giống khác nhau, việc mở rộng được giống ra SX nhanh hay chậm ngoài chất lượng giống còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng, chính sách mở rộng của từng Cty khác nhau.

Một số Cty có giống mới độc quyền tốt nhưng giá bán rất đắt (từ 20-25.000 đồng/kg), do vậy nông dân nghèo khó tiếp cận nên cũng không mở rộng được.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.