| Hotline: 0983.970.780

Cần bảo tồn rừng trắc quý hiếm

Thứ Năm 16/08/2012 , 10:35 (GMT+7)

Tại lưu vực suối Đá Bàn, thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) từ lâu là cánh rừng có mật độ cây trắc rất dày và trải rộng.

Trắc dây mọc dày trong rẫy
Tại lưu vực suối Đá Bàn, thôn Cẩm Tú, xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa (Phú Yên) từ lâu là cánh rừng có mật độ cây trắc rất dày và trải rộng. Sau thời gian dài không được quan tâm nên người dân đã khai thác lấy gỗ và làm rẫy. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, được xếp loại IA trong sách Đỏ nên cần khôi phục, bảo tồn…

Ông Nguyễn Ngọc Tiến ở thôn Cẩm Tú cho biết: “Lâu nay người dân ở đây cũng biết đến giá trị của cây trắc, nhưng không biết loài cây này thuộc loài quý hiếm, nguy cấp nên bà con chặt bỏ để trồng cây khác. Gia đình tôi có khoảng 2,5 ha đất rẫy ở khu vực Suối Tre, trước đây trắc mọc rất dày nên nhiều người đã xin bứng những cây dáng đẹp, gốc to để làm cảnh, còn lại cây nhỏ gia đình phát dọn để trồng bạch đàn".

Ông Trương Văn Phụng, 58 tuổi ở cùng thôn cho biết: “Theo lời kể của cụ thân sinh thì trước đây khu vực này có rất nhiều cây gỗ quý, nhiều nhất là trắc. Do số lượng cây trắc mọc khá dày như năm ngón tay trên một bàn tay nên người dân đặt tên rừng là “Bàn tay trắc”. Hiện 3 ha đất ở khu Đá Sập, Suối Tre đang trồng bạch đàn và keo lá tràm nhưng số lượng trắc dây mọc xen kẽ rất nhiều. Nếu Nhà nước có chính sách bảo tồn và phát triển rừng trắc thì chúng tôi hưởng ứng”.

Trắc dây có tên khoa học là Dalbergia Vietnamensis, còn gọi là trắc trung, trắc Việt, tràm bầu, dịp rừng... Thân gỗ nhỏ, có gai do cành biến thành, phân cành thấp, vỏ xám dày 3-4 mm, lá kép lông chim có cuống mảnh dài 5,2-6,3 cm, rụng lá theo mùa. Gỗ màu nâu thẫm, không bị mối mọt. Đây là loài thực vật đặc hữu hẹp của Nam Trung bộ, mới chỉ phát hiện ở Phú Yên, Khánh Hòa.

Theo ông Lê Văn Thứng, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên & môi trường Phú Yên, cây trắc ở Cẩm Tú có 2 loại gồm trắc dây và trắc cây, đều là loài cây quý hiếm, nguy cấp được xếp loại IA trong sách Đỏ Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ, tại lưu vực suối Đá Bàn đã phát hiện nhiều cá thể trắc phân bố rải rác, có đám lên đến khoảng 100 cây, có cây đường kính gốc gần 40 cm. Hiện người dân vẫn tiếp tục khai thác gỗ trắc, đào gốc làm cây cảnh và chặt bỏ để làm rẫy.

"Rừng trắc là tài sản thiên nhiên vô cùng quý giá, có vị trí hết sức đặc biệt, nằm trong quy hoạch của khu du lịch Đá Bàn. Hội chúng tôi đã kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan tuyên truyền và ngăn chặn, bảo vệ rừng trắc còn sót lại. Cần thành lập ngay dự án bảo tồn, phát triển cây trắc; hỗ trợ đề tài nghiên cứu cấp tỉnh để tổ chức điều tra, thu thập cơ sở dữ liệu, đề xuất phương án bảo tồn, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế...", ông Thứng kiến nghị.

Để bảo tồn loài cây quý hiếm này, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Phạm Đình Cự đã chỉ đạo UBND TP Tuy Hòa và Hội đồng KH-CN tỉnh nghiên cứu, xem xét và có ý kiến đối với kiến nghị của Hội Bảo vệ thiên nhiên & môi trường về rừng trắc tại lưu vực suối Đá Bàn để tỉnh xem xét quyết định.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Xử phạt 8 tàu thuyền vi phạm lĩnh vực thủy sản hơn 340 triệu đồng

Thừa Thiên - Huế Lực lượng chức năng tổ chức bắt giữ, xử lý 6 vụ với 8 phương tiện tàu thuyền, đồng thời ra quyết định xử lý vi phạm hành chính số tiền hơn 340 triệu đồng.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất