| Hotline: 0983.970.780

Cần biết thị trường XKLĐ: Hàn Quốc

Thứ Sáu 24/12/2010 , 09:56 (GMT+7)

Một trong những nước thu hút đông người lao động Việt Nam là Hàn Quốc.

Như NNVN đã đưa tin, nhận định của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ, TB-XH), dự kiến năm 2011 sẽ có khoảng 87.000 lao động Việt Nam xuất ngoại.

Tuy nhiên, theo ông Đào Công Hải, Cục phó Cục QLLĐ NN, điều cơ quan quản lý đau đầu nhất chính là “người lao động không biết rõ thông tin về đất nước mình sẽ đến làm việc". Đây là một trong những nguyên nhân khiến người lao động gặp khó khăn khi đặt chân đến làm việc.

Một trong những nước thu hút đông người lao động Việt Nam là Hàn Quốc. Hiện nay, ta có khoảng trên 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc. Việt Nam cũng đã có Ban Quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam trực thuộc Cơ quan Đại sứ quán Việt Nam đặt tại nước này. Nhưng không phải người lao động Việt Nam nào cũng biết rõ về đất nước Đông Bắc Á này. 

Hàn Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Á, trên Bán đảo Triều Tiên, có khí hậu 4 mùa rõ rệt và mùa đông khá lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0oC. Dân số của Hàn Quốc khoảng 49 triệu người, đứng thứ 24 trên thế giới; Diện tích khoảng 100.000 km2, đứng thứ 108 trên thế giới. Hàn Quốc là một nước phát triển với mức sống cao. Kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào các ngành công nghệ cao như điện tử, lọc dầu, đóng tàu, sản xuất ô tô. Đồng tiền giao dịch hiện nay là Korean Won (1USD = 1.439 Won).

Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80 đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980. Hiện nay hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hợp tác cung ứng và sử dụng lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc được bắt đầu từ năm 1993 và được thực hiện tuyển dưới dạng tu nghiệp sinh cho ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thuỷ sản; Cung ứng thuyền viên đánh cá cho các tàu cá Hàn Quốc; Cung cấp lao động cho tập đoàn Hàn Quốc trúng thầu ở Libi; Cung cấp lao động theo Luật tiếp nhận lao động nước ngoài (EPS) và cung cấp lao động kỹ thuật cao.

Ông Hải cho hay, kể từ ngày 1/1/2007, Chương trình tu nghiệp sinh chính thức bị huỷ bỏ, những lao động đã đi theo Chương trình tu nghiệp sinh hiện đang làm việc tại Hàn Quốc sẽ được chuyển sang hình thức lao động. Và hiện nay chỉ còn 3 hình thức cung ứng lao động cho Hàn Quốc gồm: lao động đi theo Chương trình Cấp phép làm việc (EPS); đi làm thuyền viên tàu cá và kỹ thuật cao. Ứng với mỗi hình thức, người lao động sẽ có những quyền lợi khác nhau.

Cụ thể: khi lao động đi theo EPS (chương trình phi lợi nhuận) thì lao động EPS được hưởng các chế độ như người lao động bản địa: được tăng lương mỗi năm 1 lần theo quy định của Chính phủ Hàn Quốc, được hưởng các chế độ bảo hiểm. Và từ tháng 8/2005, tất cả lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc phải thi đỗ kỳ kiểm tra tiếng Hàn do Bộ Lao động Hàn Quốc phối hợp với Bộ Lao động TB-XH Việt Nam tổ chức.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2008, mức lương cơ bản tối thiểu tại Hàn Quốc là 787.930W/tháng (40 giờ làm việc/tuần) và 852.020 Won/tháng (44 giờ/tuần). Tỷ lệ thí sinh Việt Nam đỗ các kỳ thi tiếng Hàn thường rất cao. Trong các kỳ thi gần đây, tỷ lệ đỗ vào khoảng 90%. Điểm chuẩn hiện nay là 80 điểm cho tổng số 2 môn thi nghe và viết.

Khi lao động đi làm thuyền viên tàu cá: đối với thuyền viên xa bờ mức lương của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Hàn Quốc là 180 USD/tháng (đối với thuyền viên chưa có kinh nghiệm) và 210 USD/tháng (đối với thuyền viên có kinh nghiệm). Tuy nhiên, nếu tính cả tiền làm thêm giờ, tiền năng suất và tiền thưởng, thu nhập của thuyền viên đạt từ 280 - 350 USD/tháng. Đối với thuyền viên gần bờ có 2 công ty đã được Hiệp hội Thuỷ sản Hàn Quốc cho phép đưa thuyền viên tàu cá biển gần sang làm việc tại Hàn Quốc là LOD và INMASCO. Mức lương cơ bản là 750.000W/tháng (khoảng 750USD).

Còn với lao động kỹ thuật cao, năm 2004, Bộ LĐ, TB- XH đã ký Thoả thuận hợp tác với Tổ chức KOTEF để thực hiện Chương trình Thẻ vàng, tuyển chọn và đưa lao động có tay nghề kỹ thuật sang làm việc tại Hàn Quốc trong các lĩnh vực kỹ thuật như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ na-nô, công nghệ vật liệu mới... Tuy nhiên số lượng lao động kỹ thuật cao đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ có trên 200 kỹ sư, chuyên gia. “Nhu cầu cần nhiều lao động có kỹ thuật cao luôn “nóng hổi” tại đất nước này” - ông Hải nói.

Ngoài ba lĩnh vực trên, hiện nay Hàn Quốc có nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm