| Hotline: 0983.970.780

Thứ Hai 10/12/2018 , 06:01 (GMT+7)

06:01 - 10/12/2018

Cán bộ không chuyên, ngân sách 'nai lưng ra cõng'

Mỗi cán bộ không chuyên chỉ làm việc bình quân mỗi người một giờ mỗi ngày. Nhàn rỗi quá. Nhưng cũng không thể trách ai được. Vì sao ? Câu trả lời là : Với mức phụ cấp ít ỏi khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng...

Tại cuộc họp HĐND thành phố Hà Nội mới đây, Bí thư quận ủy quận Long Biên Đỗ Mạnh Hải đã không nén nổi bức xúc khi công bố, trong quận của ông có tới 3.626 cán bộ không chuyên trách. Số cán bộ đó, người nhiều nhất làm việc 45 giờ/tháng, người ít chỉ làm việc 25 giờ/tháng. Tính ra bình quân, mỗi người một ngày chỉ làm việc có 1 tiếng đồng hồ.

Từ con số đó, tính ra cả TP Hà Nội có 584 xã, phường, thị trấn. Số cán bộ được quy định “cứng” theo luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cho mỗi xã, phường, thị trấn chỉ có 25 người. Nhưng theo thống kê của TP Hà Nội, thì bình quân mỗi xã, phường, thị trấn của thành phố còn có thêm 175 cán bộ không chuyên nữa (mà 175 người là ít, so với bình quân của cả nước là 220 người).

Tính ra, với 584 xã, phường, thị trấn, Hà Nội có tới 102.200 cán bộ không chuyên. Số cán bộ không chuyên này ngốn của thủ đô mỗi năm 1.079 tỷ đồng ngân sách. Nhìn rộng ra, theo thống kê của Bộ nội vụ, trên cả nước có 837.657 cán bộ cấp thôn và 200.923 cán bộ không chuyên trách cấp xã. Nếu chỉ tính bình quân mỗi cán bộ cấp thôn và mỗi cán bộ không chuyên cấp xã, một người mỗi tháng được hưởng 1 triệu đồng phụ cấp thôi, thì mỗi năm, ngân sách phải chi ra hàng trăm ngàn tỷ cho đội quân này. Và nếu tổng hợp tất cả các nguồn nhân lực lại, thì tổng số người hưởng lương và phụ cấp từ ngân sách của nước ta hiện tại là 11 triệu người. Bình quân 9 người dân (kể cả hưu trí, tàn tật) phải “cõng” một cán bộ.

Mỗi cán bộ không chuyên chỉ làm việc bình quân mỗi người một giờ mỗi ngày. Nhàn rỗi quá. Nhưng cũng không thể trách ai được. Vì sao ? Câu trả lời là : Với mức phụ cấp ít ỏi khoảng 1 triệu đồng mỗi tháng, trong khi nhu cầu sống tối thiểu của một người 1 tháng phải là 3 triệu đồng, đó là chưa kể nếu là người trụ cột trong gia đình thì phải kiếm tiền lo cho vợ con. Người Việt có câu “bớt đồng thì bớt cù lao/bớt cơm, bớt gạo, thì tao bớt làm”. Trách nhiệm xã hội là một chuyện, còn cuộc sống lại là chuyện hoàn toàn khác. Vì vậy mà người cán bộ không chuyên không thể dành hết thời gian trong ngày để làm công việc của mình. Bởi như vậy thì chết đói.Thực tế đã có không ít công an viên cấp xã bỏ việc để đi làm ngoài, bởi “chỉ hai cuốc xe ôm là bằng lương cả tháng”.

Để giải quyết tính trạng đó, thì tại sao lại không bớt người đi mà kiêm thêm việc? Ví như bí thư chi bộ có thể kiêm thêm trưởng thôn. Cán bộ mặt trận thôn có thể kiêm tổ trưởng tổ hòa giải... Làm thế, thì có thể bớt đi được ít nhất 50% số người, và nếu vì kiêm nhiệm mà phải tăng thêm phụ cấp, thì ít nhất cũng tiết kiệm được khoảng 30% chi phí.

Hay hơn hết là nên bỏ hẳn một số chức danh, ví như mặt trận tổ quốc thôn, phụ nữ thôn, chi hội nông dân, chi hội cựu chiến binh thôn...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm