| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh 2 sư tử con đầu tiên trên thế giới được sinh ra trong ống nghiệm

Thứ Năm 13/09/2018 , 09:06 (GMT+7)

Hai con sư tử con được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đánh dấu thành công bước đầu của các nhà khoa học trong việc cứu loài mèo lớn khỏi nguy cơ tuyệt chủng...

07-55-16_su_tu_ong_nghiem-1
Chúng khỏe manh và bụ bẫm

Hiện tại, chỉ còn 4.000 con hổ trong tự nhiên ở châu Á, ít hơn 7.000 loài báo tuyết ở vùng núi Trung Á và khoảng 300 con hổ Iberia Lynx ở Tây Ban Nha. Ở châu Phi, 18.000 sư tử còn lại trong tự nhiên nhờ bảo tồn và nhân giống thành công. Daily Mail vừa cho hay.

Chính vì vậy, Giáo sư Andre Ganswindt, đến từ Viện nghiên cứu động vật có vú của Đại học Pretoria nhấn mạnh, nghiên cứu chính là một bước đi tiên phong để ổn định quần thể các loài động vật đang bị đe dọa. Các kỹ thuật phải được phát triển trên một quần thể ổn định, chẳng hạn như sư tử ở Nam Phi.

Khi những con sư tử này đủ lớn chúng sẽ được thả chung với những con sư tử bình thường khác. Hai con sư tử con được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đánh dấu thành công bước đầu của các nhà khoa học trong việc cứu loài mèo lớn khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Pretoria của Nam Phi đã tiên phong trong việc nghiên cứu về thụ tinh trong ống nghiệm và đã thành công khi đặt phôi vào một sư tử mẹ. Sau 3 tháng rưỡi mang thai, sư tử mẹ đã sinh ra hai sư tử con khỏe mạnh là Isabel và Viktor tại Trung tâm bảo tồn Ukutulu Game, The Sun đưa tin.

07-55-16_su_tu_ong_nghiem-2
Rất đáng yêu

Tiến sĩ Isabel Callealta, nhà nghiên cứu chính của dự án, cho biết: “Đây là một thế giới đầu tiên dành cho sư tử. Ý tưởng này đã nâng cao kiến ​​thức và sự hiểu biết của chúng ta về những chú mèo lớn và là bước đệm cho những nghiên cứu thành công hơn ở phía trước”. Nghiên cứu này có kết quả tốt, đồng nghĩa với việc chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng nó lên một số loài mèo lớn hiếm hơn như báo tuyết và hổ trong tương lai”, bà Callealta nói thêm.

Willi Jacobs, chủ sở hữu của Trung tâm bảo tồn Ukutulu, cho biết: “Cả hai con sư tử đều rất khỏe mạnh. Chúng tôi quyết định tôn vinh nhà nghiên cứu Isabel bằng cách đặt tên cô cho con sư tử cái và Victor - tên chồng sắp cưới của Isabel đã được đặt cho sư tử đực”.

Ukutula kết hợp với Đại học Pretoria và các nhà nghiên cứu quốc tế thành lập trung tâm bảo tồn, phòng thí nghiệm vào đầu năm 2017. Giáo sư Andre Ganswindt: “Có những mối đe dọa to lớn đối với động vật hoang dã do chúng bị mất môi trường sống và nạn săn bắn của con người. Đó chính là lý do vì sao một số loài động vật bị liệt vào danh sách dễ bị tổn thương hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

07-55-16_su_tu_ong_nghiem-3
Tên của hai con sư tử con được đặt theo nhà nghiên cứu Isabel và chồng sắp cưới của cô - Viktor
07-55-16_su_tu_ong_nghiem-4
Sư tử tại khu bảo tồn

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm