| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh bảo tàng rùng rợn nhất thế giới, nhiều người không đủ can đảm để xem hết

Thứ Năm 01/11/2018 , 08:45 (GMT+7)

Đó là Bảo tàng đột biến y khoa Mutter (MM) ở Philadelphia, Pennsylvania (Mỹ) nơi lưu giữ các “đột biến y khoa” hay các chứng bệnh lạ của con người, trang tin Allthatsinteresting.com (ATIC) vừa cập nhật.

09-40-36_nh_chung
Bảo tàng MM nhìn từ bên ngoài

Theo ATIC, bảo tàng MM còn được gọi là bảo tàng lâm sàng, lưu giữ các hiện vật về đột biến y khoa. Rất đa dạng như bàn tay ngâm trong dung dịch, hai em bé dính liền nhau, cho đến những trang thiết bị y học, thậm chí cả dị vật khối u được lấy từ miệng Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Bảo tàng MM là công sức của bác sĩ Thomas Dent Mutter tạo nên, sau đó tặng lại cho chính quyền bang năm 1858.

Là bảo tàng chuyên của ngành y nên thu hút rất đông du khách thập phương, nhất là những người ưa tò mò, hiếu kỳ, đồng thời là nơi cung cấp những thông tin bổ ích về y khoa chữa bệnh. Nguyên thủy, MM có 1.700 cổ vật, trị giá 30.000 USD, đến nay đã tăng trên 25.000 hiện vật liên quan đến giải phẫu và bệnh lý, kể cả những “đột biến” quái dị mà ít ai biết đến, trông qua đã rợn tóc gáy nên những người yếu tim không thích hợp đến thăm nơi này.

Theo những người quản lý bảo tàng, thì do kỳ dị nên đã có nhiều khách tham quan sau khi ra khỏi bảo tàng đã nôn thốc nôn tháo, mặt tái nhợt, thậm chí có người không đủ can đảm để xem hết bảo tàng.

Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu đang được trưng bày tại MM:

Cặp song sinh dính liền có từ thế kỷ 19 được tặng cho bảo tàng dùng để phục vụ cho nghiên cứu y học
Mẫu dịch tả lấy từ ruột bệnh nhân năm 1849, chính thức được ĐH y khoa Philadelphia bảo quản và xác định năm 2013.
Đôi bàn tay người mắc bệnh gout có từ thế kỷ 19
Xâu mụn cóc sinh dục giống như một vòng đeo cổ dùng cho nghiên cứu của các bác sĩ thế kỷ 19
Một phần não Einstein được nhà nghiên cứu bệnh học Thomas Harvey lưu trong hộp rượu táo năm 1955 dùng cho nghiên cứu
Hộp sọ trẻ em phát triển răng không bình thường, do một người giấu tên hiến tặng năm 1941
Hiện vật có từ thế kỷ 19 nói về sự tàn phá của bệnh giang mai giai đoạn cuối trên khuôn mặt con người
Đoạn ruột già nặng hơn 22 kg của của bệnh nhân bị táo bón nặng cuối thế kỷ 19, qua đời khi mới 29 tuổi
Chiếc sừng có một không hai trên trán của một phụ nữ người Pháp hồi thế kỷ 19
Khối u nang buồng trứng nặng 74 pound (33,5 kg) được phẫu thuật năm 1865. Tuy rất nặng nhưng đây không phải là kỷ lục u nang lớn nhất trong y văn thế giới, vì trước đó một năm tại Thượng Hải, Trung Quốc người ta đã phẫu thuật cắt bỏ một u nang cho một phụ nữ nước này nặng tới 182 pound (82,5 kg)

 

(Theo ATIC- 10/2018)

Xem thêm
Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán

Hơn 2.100 ha cây trồng của Sơn La có khả năng xảy ra hạn hán. Dừa khô tăng hơn 30.000 đồng/12 quả. Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn nhất cho Trung Quốc. Giá cà phê nội địa tăng 15.000 đồng/kg.

Duy trì vùng an toàn bệnh dại, khó mấy cũng phải làm

TP. HCM Bệnh dại đang có chiều hướng tăng cao, để thanh toán bệnh dại đến 2030, ngoài giải pháp tiêm vacxin, quản lý chặt đàn chó mèo, việc xây dựng vùng an toàn bệnh dại và duy tri là việc làm bắt buộc, khó mấy cũng phải làm.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

15 nghệ nhân chế biến bánh xèo 3m 'siêu to khổng lồ'

Tại lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024, 15 nghệ nhân cùng chế biến chiếc bánh xèo đường kính 3m 'siêu to khổng lồ' trong thời gian 30 phút.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm