| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh hàng trăm lồng nuôi cá VietGAP trên sông Đà

Thứ Sáu 18/10/2019 , 15:50 (GMT+7)

Những con cá lăng, cá trắm nuôi trong nhiều năm, nặng đến hàng chục kg của bà con nông dân ở xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình chờ ngày xuất bán.

Thành phố Hoà Bình có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 1.500 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Diện tích mặt hồ sông Đà thành phố Hòa Bình hiện có khoảng 1.000 ha và tổng số lồng nuôi hiện là 994 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.
Thành phố hiện có 30 hộ nuôi quy mô trên 10 lồng nuôi/hộ và 3 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống lồng, bè nuôi tiên tiến theo hình thức thâm canh và bán thâm canh một số loài cá đặc sản.
Trong số các đơn vị có số lượng lồng nuôi lớn phải kể đến Công ty Hải Đăng với tổng số 170 lồng và 80 lồng liên kết với người dân địa phương. Các loại cá được công ty phát triển gồm có lăng, trắm, chép giòn, trắm giòn, rô phi... với cá giống mua từ Viện Nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản I.
Hải Đăng là một trong hai cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm cá. Cán bộ kỹ thuật của Hải Đăng cho biết, nuôi trắm phải 3-4 năm đến khi thu hoạch từ 15-20kg, còn với lăng vàng thì từ 2,5-3 năm hay lăng đen từ 2-2,5 năm, cá lăng khi thu hoạch có trọng lượng khoảng 5-6 kg.
Đến mùa thu hoạch, công ty sẽ đưa xe tải lên phà ra tận lồng để thu cá, sau đó chuyển đi các nhà hàng và chuỗi cung ứng thực phẩm sạch về cá đặc sản ở các tỉnh miền Bắc. Trong ảnh là đàn cá rô phi đang được nuôi thử nghiệm trên một số lồng của công ty.
Hải Đăng là đơn vị được cấp chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm cá, hiện công ty đang triển khai quá trình tham gia chương trình OCOP với sản phẩm ruốc cá.
Với 170 lồng nuôi, mỗi năm Hải Đăng thu được 330 tấn cá các loại, còn nếu tính thêm số lồng liên kết với các hộ dân, tổng lượng cá phải lên đến gần 500 tấn/năm.
Trong quá trình chăm sóc, đội ngũ kỹ thuật viên của công ty liên tục theo dõi, kiểm tra chất lượng nước để đảm bảo sức khỏe cho cá. Ngoài ra, hệ thống bơm sục khí cũng được lắp đặt trên khu vực nuôi để bổ trợ oxy khi nước thay đổi.
Để đảm bảo chu trình nuôi khép kín, Công ty Hải Đăng đầu tư làm phà để đưa xe tải ra tận lồng khi thu hoạch cá.
Hiện nay, các loại cá nuôi trên lòng hồ Hòa Bình chủ yếu phục vụ các nhà hàng đặc sản, ngoài ra các cơ sở bán thực phẩm sạch cũng đặt hàng nhưng với số lượng vừa phải. Theo đại diện công ty, tùy vào nhu cầu của khách , cá có thể được bán nguyên con hoặc sơ chế tại cơ sở chế biến của công ty trước khi giao hàng.
Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Hòa Bình rất chú trọng phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình. Hiện toàn tỉnh có 4.250 lồng nuôi cá trên hồ Hòa Bình, tăng 3.580 lồng so với năm 2013. Trong đó, cá lăng và cá rô phi sông Đà là 2 sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh.

Xem thêm
Ngành ong mật chuyển dịch từ 'sổ hóa' sang 'số hóa'

Việc áp dụng các công nghệ IoT, AI, Blockchain trong đảm bảo chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững ngành ong.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đào Bắc Hà mất mùa, giá cao

LÀO CAI Hiện đào Pháp ở Bắc Hà đã vào chính vụ thu hoạch. Năm nay cây đào không được mùa nên giá cao hơn mọi năm.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.