| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh kho gỗ xà cừ 'khủng' ở ngoại thành Hà Nội

Thứ Hai 23/03/2015 , 13:15 (GMT+7)

Hàng trăm xúc gỗ xà cừ đỏ au, tứa nhựa như những vết thương đang rỉ máu, được tập kết thành từng đống lớn. Theo những người làm trong ngành nội thất gỗ, hiện trên thị trường, mỗi m3 gỗ xà cừ đường kính 70-80cm có giá trị khoảng 20-25 triệu đồng.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, khẳng định, “vụ” chặt hạ 6.700 cây xanh “không có tiêu cực, lợi ích nhóm”. Tuy nhiên số lượng gỗ bao nhiêu và được tập kết bãi nào; Kích thước gỗ như thế nào; Được bán cho ai; Giá cả ra sao...? cùng hàng chục câu hỏi khác của phóng viên các cơ quan báo chí vẫn đang chờ lãnh đạo TP Hà Nội trả lời.

Theo dấu vết của những chiếc xe tải chở gỗ những ngày qua, chúng tôi tìm đến bãi tập kết gỗ tại khu vực Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có diện tích rộng chừng 10ha, được quây kín, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.

Cận cảnh “kho gỗ” của đề án chặt hạ 6.700 cây xanh
Những gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au bị đốn hạ, thân cây 2 người ôm không xuể.

“Lọt” được vào bãi tập kết gỗ này, trước mắt chúng tôi là hàng trăm gốc cây xà cừ cổ thụ đỏ au vừa được chặt hạ đang mang trên mình những vết thương, tứa nhựa. Con đường dẫn vào bão tập kết gỗ dài hàng trăm mét bị cày nát bởi vết của lốp xe quá tải nằm lọt thỏm giữa các gốc cây cổ thụ được xếp cao chất ngất.

Ngoài bãi tập kết gỗ ở Cầu Diễn, chúng tôi tiếp tục tìm được bãi tập kết thứ 2, cách bãi thứ nhất khoảng chừng 300m. Bãi tập kết gỗ này rộng chừng 500m2. Tại đây, chúng tôi chứng kiến nhiều thân cây gỗ đang bị mục và nhiều chủng loại gỗ khác nhau và đã được tập kết ở đây với thời gian khá lâu. Theo một bảo vệ của điểm tập kết tiết lộ, đây là kho chứa gỗ mới được chặt ở Hà Nội.

Khi PV hỏi bãi tập kết 10ha, anh này lắc đầu nói gỗ mới đưa về nhưng “rắc rối lắm”.

Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.
Những xúc gỗ được cắt nhỏ từ những thân cây xà cừ.

Trao đổi với phóng viên, anh Trần Hùng, một người làm trong ngành nội thất gỗ lâu năm tại làng nghề Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội), cho biết, hiện giá của mỗi m3 gỗ xà cừ với đường kính khoảng 70-80cm trên thị trường khoảng 20-25 triệu đồng. Loại xà cừ nhỏ hơn giá khoảng 7-8 triệu đồng/m3. Tùy theo đường kính thân cây, cây càng lớn giá trị càng cao.

Cũng theo anh Hùng, hiện trên thị trường những người làm đồ mộc rất chuộng gỗ xà cừ để đóng giường, tủ, đồ thờ. Đối với gỗ xà cừ có đường kính lớn thường dùng để đóng phản. Ngoài ra ở một số tỉnh thành miền sông nước, gỗ xà cừ có thể được dùng để đóng tàu, thuyền...

Dưới đây là một số hình ảnh được phóng viên ghi lại từ bãi tập kết gỗ.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.
Hàng trăm m3 gỗ xà cừ được tập kết tại bãi thuộc quận Bắc Từ Liêm.

Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.
Một gốc xà cừ cổ thủ được nằm ngày lối mòn trong bãi tập kết.

Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.
Những gốc xà cừ vẫn còn hằn vết cưa máy.

Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.
Một khúc gỗ xà cừ lớn vừa được tập kết tại bãi.

Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.
Bãi tập kết gỗ nhìn từ trên cao.

 

(dantri.vn)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất