| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh khối u đa hình của người phụ nữ Ấn Độ mang suốt 18 năm qua

Thứ Năm 13/12/2018 , 08:55 (GMT+7)

Không chỉ nặng 4,35kg mà nó còn có hình dạng “quái dị” nằm ngay dưới cằm vừa được các bác sĩ ở Trường Y Moti Lal Nehru (Ấn Độ) phẫu thuật cắt bỏ, trang tin Dailymail của Anh hôm 7-12 cập nhật.

08-38-15_nh_chung

Dailymail trích dẫn nguồn tin đăng trên tạp chí y học BMJ Case Reports cho biết, đây là một phụ nữ giấu tên, 47 tuổi đến từ Allahabad nhưng lại không chịu đến bệnh viện để khám suốt 18 năm qua do hội chứng “sợ bệnh viện và sợ phẫu thuật”. Nay khối u quá lớn lại có hình hài kỳ dị khiến những người xung quanh ớn ngại nên buộc phải đến bệnh viện để thăm khám.

Khối u nằm dưới cằm có thâm niên tồn tại trên 18 năm, nặng 4,35kg, nặng hơn cả một đứa trẻ bé sơ sinh (khoảng 3kg), nhưng quan trọng hơn là hình thù rất đặc biệt. Đội ngũ bác sĩ tại Trường Y Moti Lal Nehru cho biết, đây là khối u tuyến đa hình (Pleomorphic adenomas) cực kỳ hiếm gặp, ít được đề cập trong y văn thế giới, kể cả trong y học hiện đại.

Theo lời phụ nữ này thì khối u ban đầu tiến triển chậm nhưng tốc độ tăng nhanh trong vòng 24 tháng trở lại đây, thậm chí còn chứa cả dịch mủ. Còn theo các bác sĩ phẫu thuật thì ca phẫu thuật trên thành công, chỉ để lại vết sẹo dài khoảng 12 inch (30cm). Bệnh nhân đã hồi phục tốt và không có bất kỳ biến chứng y khoa nguy hiểm nào.

U tuyến đa hình hay còn được gọi là khối u hỗn hợp, lành tính phát triển từ tuyến nước bọt. Và là loại u tuyến nước bọt phổ biến nhất, chiếm khoảng 70% số ca mắc bệnh u tại tuyến nước bọt. Bản chất “đa hình” của u là do nguồn gốc biểu mô và mô liên kết của u. U đa hình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ độ tuổi 30 đến 50.

Biểu hiện lâm sàng của u đa hình là một khối chắc, không đau, tiến triển chậm tại thời điểm ban đầu. U được bao quanh bởi một lớp vỏ xơ có độ dày khác nhau với ranh giới rõ giữa u và mô tuyến bình thường. U thường có sự kết hợp của biểu mô dạng tuyến và mô dạng trung mô, nhưng các thành phần này thay đổi khác nhau. Việc điều trị phổ biến và hiệu quả là phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn khối u và bảo tồn cấu trúc thần kinh gần nó.

Dưới đây là một số hình ảnh sau phẫu thuật của người phụ nữ nói trên:

08-38-15_1

08-38-15_2

08-38-15_3

08-38-15_4

08-38-15_5

08-38-15_6

(Theo Dailymail-12/2018)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm