| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh nón lá Làng Chuông, nét đẹp thuần Việt

Thứ Sáu 03/11/2017 , 07:10 (GMT+7)

Nhắc đến nón lá, chắc hẳn chẳng ai còn xa lạ với chiếc nón làng Chuông. Phụ nữ Việt Nam, ai sở hữu chiếc nón lá làng Chuông không những tăng thêm vài phần thanh nhã mà còn tô đậm nét văn hoá Việt.

Làng Chuông nho nhỏ, nằm giữa huyện Thanh Oai, nơi đây có sáu xóm thì tất cả người dân đều làm nón. Nếu đến làng Chuông vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch hàng tháng sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng những chồng nón trắng nõn nà, đều tăm tắp hút mắt người mua. Phiên chợ nón Chuông cũng chính là nơi bạn có thể tìm thấy mọi nguyên vật liệu để làm nón như lá cọ, vành nón, chỉ khâu,…

07-32-42_nh1
Chợ nón họp từ lúc 4h, trời vẫn còn tờ mờ, mọi hoạt động mua bán đều dựa vào ánh sáng của đèn pin.
07-32-42_nh_2
Khoảng sân đình là nơi tập trung đông đúc những hàng bán lá Lụi – một trong các nguyên liệu chính làm nên một chiếc nón.

Không sai khi nói rằng: “Người làm nón là nghệ nhân của nghệ nhân” bởi họ phải là người cẩn thận, tỉ mỉ nhất. Để làm ra một chiếc nón không hề đơn giản là cả một quá trình hết sức công phu từ khâu chuẩn bị nguyên, vật liệu đến các công đoạn sau để cho ra một chiếc nón.

Một số nghệ nhân trong làng cho biết, hiện giờ nón làng Chuông không chỉ cho ra đời những kiểu nón truyền thống mà đã có hàng chục kiểu dáng được cải tiến phù hợp với thị hiếu khách hàng như: quai thao, nón chóp dứa, nón tơi, nón Lâm Sung, nón Thái Lan, nón Hàn Quốc... Chính bởi sự “hiện đại hoá” nón lá đã giúp Nón làng Chuông vinh dự được tham gia vào nhiều sự kiện lớn của đất nước như APEC, SEA Game và các hội chợ quốc tế trên thế giới.

07-32-42_nh3
Điều quan trọng để làm nên một chiếc nón lá đẹp là chiếc vành nón phải thật tròn và chắc. Chính vì vậy, khách hàng thường “chọn mặt gửi vàng”, chọn mua hàng từ những bô lão có thâm niên làm nghề.
07-32-42_nh_4
07-32-42_nh_7
Hầu hết các nguyên liệu làm nón đều được làm thủ công, thậm chí được làm ngay trong phiên chợ. Khách mua hàng không những có được mặt hàng tốt nhất mà còn được chiêm ngưỡng những người thợ lành nghề với đôi tay điêu luyện.
07-32-42_nh_6
Đôi tay miệt mài, hối hả khâu chiếc nón lá để kịp cho phiên chợ sớm.
07-32-42_nh_8
Có thể nói, ở làng Chuông từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng đã quen với những công đoạn làm ra một chiếc nón.

Cô Oánh (61 tuổi) cho biết: “Cô làm nón từ năm 14 tuổi theo sự chỉ dẫn của mẹ. Hồi nhỏ, chỉ răm rắp làm theo người lớn mà không hiểu hết giá trị sản phẩm tay mình làm. Về sau này, theo nghề lâu năm, hiểu được nét đẹp và càng yêu nghề làm nón hơn, mỗi chiếc nón bao gồm cả tình yêu của cô vào đấy.”

Nhịp sống hiện đại, ai cũng mang trong mình sự hối hả, vội vã tưởng chừng một sản phẩm như nón lá khó có thể tồn tại hay nói cách khác, những giá trị văn hoá truyền thống bị lu mờ. Nhưng chiếc nón lá làng Chuông vẫn còn nguyên nét hấp dẫn và giá trị không hề mai một của nó.Từ làng Chuông, mỗi ngày đều đặn có hàng nghìn chiếc nón được làm ra với bao tâm huyết của những nghệ nhân. Những chiếc nón ấy làm tăng giá rị văn hoá Việt Nam.

Chị Lê Hoa (27 tuổi – Khách hàng): “Nhà chị ở khá xa nhưng mỗi lần muốn mua nón chị đều ghé phiên chợ Nón làng Chuông này để mua bởi chất lượng và kiểu dáng khó nơi nào có thể làm được. Hơn nữa, bà, mẹ và các cô cùng phố đều đặc biệt yêu thích. Nên mỗi lần tới đây ít nhất chị phải mua chục cái đấy”.

07-32-42_nh_9
07-32-42_nh_10
Mỗi phiên chợ nón làng Chuông đều là cơ hội để người dân trong làng hay từ địa phương khác đến mua những nguyên liệu làm nón chất lượng, bên cạnh đó còn là dịp những người bạn lâu ngay không gặp hàn huyên, nói cười vui vẻ.

Có thể nói, trong thời đại hội nhập ít ai còn bận tâm tới những điều xưa cũ. Và chính nón làng Chuông đã giữ gìn, tiếp nối và khơi dậy bản năng bảo vệ nét văn hoá truyền thống trong mỗi người Việt. Nón lá – nét đẹp văn hoá mộc mạc mà trang nhã.

Xem thêm
Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Trao tặng kỷ niệm chương cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Kết nối các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản. Chia sẻ khó khăn với bà con bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Trao tặng 2.000 con vịt biển giống cho Bộ đội biên phòng.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Tránh nắng nóng, nông dân xuyên đêm thu hoạch mía

Sóc Trăng Huyện Cù Lao Dung đang vào vụ thu hoạch mía niên vụ 2023 - 2024, tuy nhiên do nắng nóng gay gắt nên người dân phải thu hoạch vào ban đêm, lúc 2 - 3h sáng.